Tối 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn. Đó là anh L.V.T (sinh năm 1981) trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên.
Trước đó, ngày 14/3, tại bản Lói, anh L.V.T có tham gia giết, mổ và có ăn tiết canh lợn. Đến ngày 18/3, anh có biểu hiện đau vùng thượng vị, sốt cao trên 40 độ, kèm theo nôn và hạ huyết áp. Ngay sau đó, anh đã được chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế của huyện Điện Biên. Tuy nhiên, do bệnh chuyển biến nặng nên anh đã được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, cấp cứu trong tình trạng sốc, trụy tim mạch nặng, niêm mạc nhợt, phù chi, xuất tiết nhiều đờm, sốt cao, xuất hiện tím nhiều ở chân, tay, nhịp tim nhanh, bụng chướng. Đến ngày 20/3, anh L.V.T tử vong
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên đã điều tra và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Ngày 21/3, theo thông báo qua điện thoại của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả xét nghiệm của anh L.V.T dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (tác nhân gây bệnh liên cầu lợn).
Sau khi ghi nhận ca tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đã tiến hành điều tra, lập danh sách theo dõi các trường hợp tham gia giết mổ lợn, ăn tiết canh cùng bệnh nhân trong vòng 14 ngày; phun tẩy uế và xử lý môi trường bằng Cloramin B.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh và không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
Người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn; thường xuyên rửa tay với xà phòng. Việc tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết được thực hiện theo đúng quy định. Khi có các biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Baotintuc.vn
Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.
Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?
Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.
Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...
Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.