Ngày 12/9, Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong, sau mưa lũ và ngập lụt.


Người dân Yên Bái bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa ngay sau khi nước rút. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, nhất là tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ và xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương, gây thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống của người dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động ứng phó với hoàn lưu sau bão số 3, các tình huống thiên tai trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo phòng, chống và ứng phó hiệu quả dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong, sau mưa lũ, ngập lụt nhằm ngăn ngừa, hạn chế hậu quả về sức khỏe cho người dân, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống thiên tai trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của địa phương; rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhất là vùng ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh khi xảy ra các tình huống về thiên tai; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh và các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ và ngập lụt.

Cần giao trách nhiệm cho UBND các cấp và các đơn vị liên quan chỉ đạo phối hợp liên ngành triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường ứng phó với các tình huống thiên tai, mưa lũ.

Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

Đồng thời, đảm bảo dự trữ, cung cấp đầy đủ nước sạch tại các địa bàn bị ảnh hưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; cung cấp đủ hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn có giấy phép lưu hành còn hiệu lực, còn hạn sử dụng để xử lý nước trong trường hợp khẩn cấp và hướng dẫn các biện pháp xử lý nước trong mưa lũ và ngập lụt.

Thực hiện vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt, theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.

Bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt.

Theo Baotintuc,vn

Các tin khác


Kịp thời đến hiện trường khám, điều trị cho người bị thương tại xóm Chầm, xã Tân Minh

Ngay sau khi nhận được thông tin vụ sạt lở đất tại nhà ông Xa Văn Sộm, xóm Chầm, xã Tân Minh làm 4 người chết, 1 người bị thương, cán bộ Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đà Bắc đã đến hiện trường để hỗ trợ y tế, điều trị bệnh nhân bị thương.

Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh về kiểm soát nhiễm khuẩn

Đoàn công tác Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế do TS, BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ Y tế làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thành lập các tổ cấp cứu lưu động để hỗ trợ y tế địa phương trong các tình huống khẩn cấp

Bộ Y tế đề nghị y tế các địa phương tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân. Các bệnh viện tuyến Trung ương khẩn trương ra quyết định thành lập các tổ (đội) cấp cứu lưu động để hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp.

Gia tăng người trẻ đến khám vì rối loạn tiền đình

Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đến bệnh viện khám vì bệnh rối loạn tiền đình. Tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một tháng tiếp nhận hơn 100 người trẻ rối loạn tiền đình, nhỏ nhất 26 tuổi.

4 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình tiếp nhận 633 trường hợp cấp cứu

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiếp nhận 633 ca cấp cứu, tai nạn, bằng 135% so với kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023. Trong đó, khám tai nạn giao thông cho 85 trường hợp, chiếm 13% tổng số ca cấp cứu và giảm 6% so với năm 2023; còn lại là khám do các nguyên nhân khác.

Phát hiện 2 ca bệnh Whitmore

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đang điều trị 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (thường gọi là nhiễm vi khuẩn ăn thịt người). Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng: suy hô hấp phải thở máy, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, viêm - tràn dịch màng phổi, có ổ áp xe ở gan và mô mềm. Người bệnh được chẩn đoán kịp thời, điều trị tích cực theo phác đồ, hội chẩn nhiều chuyên khoa. Hiện tại, 1 bệnh nhân đã ổn định, cai được máy thở. Bệnh nhân còn lại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, phải dùng thuốc nâng huyết áp, thở máy, lọc máu liên tục, kháng sinh phối hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục