Một bệnh nhi mắc bệnh Kawasaki đang điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Một bệnh nhi mắc bệnh Kawasaki đang điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM

Dấu hiệu để có thể nhận biết bệnh Kawasaki là trẻ sốt cao kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, lưỡi đỏ, bong rộp miệng và các đầu ngón tay, chân; nổi hạch ở cổ

Hai tuần qua, các bệnh viện (BV) chuyên khoa nhi ở TPHCM đã tiếp nhận nhiều trẻ em đến điều trị bệnh Kawasaki – căn bệnh trước đây vốn rất hiếm gặp.  Bệnh nhi mới nhất là bé H.T.K (14 tháng tuổi, ngụ quận Phú Nhuận-TPHCM), nhập viện vào ngày 9-1.


Số ca bệnh tăng nhiều


Phòng 301 Khoa Tim mạch BV Nhi Đồng 1 (TPHCM) là nơi chuyên điều trị bệnh Kawasaki. Phòng có khoảng 10 giường, đến sáng 14-1, mỗi giường đã có 3 trẻ  nằm điều trị, một số khác phải trải chiếu nằm trên nền nhà.

Theo TS-BS Vũ Minh Phúc, trưởng khoa, trước đây thỉnh thoảng mới có một ca bệnh Kawasaki được đưa vào đây điều trị nhưng trong năm 2009, khoa đã tiếp nhận điều trị trên 100 ca.


Bà Nguyễn Thị Hoàng (Tây Ninh) có đứa cháu gái vừa mới chào đời chưa kịp đặt tên đã bị mắc bệnh Kawasaki. Bà cho biết hiện cháu bà đã qua cơn nguy kịch. Khi mới sinh, cháu có điều khác lạ là hay bị tím tái, được đem đến BV Nhi Đồng 1 điều trị hơn một tháng qua.

“Bác sĩ bảo cháu bị mắc bệnh tim, phổi, nhiễm trùng máu và mắc thêm bệnh Kawasaki. Gia đình cả tháng nay phải thay phiên túc trực để chăm, rất khổ sở” - bà Hoàng nói.


Trước khi trở về nhà, vợ chồng anh Nguyễn Đức Trung (ngụ TP Biên Hòa-Đồng Nai) được các bác sĩ căn dặn rất kỹ là phải thường xuyên đưa con là Nguyễn Đức Hưng (15 tháng tuổi) tái khám.

 

Trước đó, thấy con sốt cao kéo dài, mắt sưng, lưỡi xuất hiện các nốt đỏ, vợ chồng anh đưa đến BV Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai khám và được cho uống thuốc điều trị sốt xuất huyết. Sau 3 ngày điều trị, Hưng vẫn sốt 390C, da và quầng mắt nổi nhiều nốt đỏ kèm tiêu chảy nên được chuyển đến BV Nhi Đồng 1.

Các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 đã xác định Hưng mắc bệnh Kawasaki và cho biết trường hợp này là phát hiện kịp thời, nếu để muộn thêm thì chắc chắn sẽ biến chứng suy tim, mạch rất nguy hiểm. 


Chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh


Theo các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới, Kawasaki là căn bệnh nguy hiểm, diễn biến âm thầm, gây viêm mạch máu cấp tính và biến chứng lên tim, mạch. Bệnh thường xuất hiện vào mùa Đông và mùa Xuân, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 0,1% - 1% số ca mắc và phân nửa số tử vong xảy ra trong vòng 2 tháng đầu khởi bệnh. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy tỉ lệ tái phát của bệnh là 7/1.000 ca khỏi. Trẻ mắc bệnh Kawasaki thì phải tái khám suốt đời.

Y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh Kawasaki để có phương pháp điều trị hữu hiệu nên hiện chỉ can thiệp điều trị theo triệu chứng.


TS-BS Vũ Minh Phúc cũng cho hay vì chưa biết nguyên nhân gây bệnh nên rất khó phòng ngừa. Bởi vậy việc phát hiện, can thiệp bệnh sớm là điều rất cần thiết bởi muộn thì khả năng biến chứng viêm tắc, dãn tĩnh mạch vành rất cao, dẫn đến trụy tim và rất dễ tử vong.

Dấu hiệu để có thể nhận biết bệnh Kawasaki là trẻ sốt cao kéo dài, phát ban đỏ khắp cơ thể, hai mắt đỏ, lưỡi đỏ, bong rộp miệng và các đầu ngón tay, chân; nổi hạch ở cổ, có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân; tiêu chảy kéo dài...

Nhận diện nhóm gien liên quan bệnh Kawasaki

Kawasaki là một dạng viêm mạch máu cấp tính, được bác sĩ Kawasaki  (Nhật Bản) mô tả lần đầu tiên vào năm 1967. Năm 2009, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Tây Úc, do GS David Burgner đứng đầu, sau khi nghiên cứu gần 900 ca bệnh Kawasaki trên toàn thế giới đã nhận diện được các gien có thể khiến một số trẻ dễ bị mắc căn bệnh này hơn.

Các nhà khoa học đã ghi nhận trẻ em Nhật Bản chuyển đến sống ở Mỹ - khu vực có tỉ lệ mắc bệnh Kawasaki tương đối thấp - thì nguy cơ mắc bệnh của các em này vẫn cao ngang với khi sống ở Nhật Bản.

Ngoài ra, anh chị em của những trẻ đã mắc bệnh Kawasaki có nguy cơ bị mắc căn bệnh này gấp khoảng 10 lần so với cộng đồng nói chung.


TTXVN cho biết GS Burgner khẳng định phát hiện trên là bước quan trọng đầu tiên trong việc hiểu rõ về căn bệnh này; nhờ đó trong tương lai có thể hướng đến bào chế một loại vắc-xin phòng ngừa bệnh Kawasaki để giảm nguy cơ dẫn đến đau tim và các biến chứng tương tự.

 

 

                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục