PGS, TS Nguyễn Viết Tiến chuyển giao kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

PGS, TS Nguyễn Viết Tiến chuyển giao kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

Là một trong những bệnh viện chuyên khoa lớn của cả nước trong lĩnh vực sản phụ khoa, Bệnh viện Phụ sản trung ương không chỉ có nhiệm vụ đáp ứng tốt việc khám, chữa bệnh mà còn là nơi đào tạo, thực hành cho các cán bộ đại học, sau đại học, điều dưỡng... nâng cao trình độ chuyên môn, xứng đáng là bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên cả nước.

Năm 1960, Khoa sản Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), được tách ra thành bệnh viện chuyên khoa phụ sản, mang tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, là viện nghiên cứu có giường bệnh, với bảy chức năng nhiệm vụ: Nghiên cứu khoa học và khám, chữa bệnh, phòng bệnh, tuyên truyền, đào tạo, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế y tế. Do nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cùng sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, năm 2003, Viện được đổi tên thành Bệnh viện Phụ sản trung ương. Cùng những chức năng và nhiệm vụ trên, Bệnh viện phát huy những thành tựu đã đạt được, nâng cao trách nhiệm, tổ chức quy mô lớn hơn về công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học- kỹ thuật tiên tiến, đầu tư trang thiết bị hiện đại. Ðến nay, Bệnh viện có 484 giường bệnh, tám phòng chức năng, 20 khoa, bốn trung tâm và đội ngũ cán bộ, công nhân viên gồm 724 người, đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm: bốn PGS, 14 tiến sĩ, 87 thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2.

Trong những năm qua, Bệnh viện Phụ sản trung ương xây dựng một đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng, cán bộ, nhân viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, nâng cao y đức, năng lực, sẵn sàng phục vụ người bệnh tận tình chu đáo. Nhiều cán bộ được gửi đi đào tạo ở những nước có nền y học tiên tiến trên thế giới: Mỹ, Pháp, Xin-ga-po, Thái-lan... Bệnh viện còn là nơi đào tạo chuyên ngành sản phụ khoa, mở nhiều lớp đào tạo bác sĩ nội trú, chuyên khoa định hướng, chuyên khoa sơ bộ, chuyên khoa cấp 1, 2, tiến sĩ... Bên cạnh đó, Bệnh viện còn tiếp nhận và đào tạo sinh viên, thực tập sinh của các nước: Pháp, Ðức, Lào, Cam-pu-chia..., Bệnh viện cũng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNFPA, UNICEF, Pathfinder, APPEL,...

Ðược sự quan tâm của Ðảng, Chính phủ và Bộ Y tế, Bệnh viện được nâng cấp về mọi mặt, tạo điều kiện để có những bước phát triển mạnh mẽ, đưa nhiều tiến bộ khoa học tiên tiến trên thế giới vào chẩn đoán chữa, điều trị, nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như: chữa vô sinh, mổ vi phẫu nối vòi trứng cho những phụ nữ đã thắt vòi trứng; chuyển phôi đông lạnh, chọc tinh trùng từ mào tinh trong điều trị vô sinh nam, trữ tinh trùng trong điều trị vô sinh... Dùng máy nghiền bệnh phẩm Morcelator trong phẫu thuật nội soi u xơ tử cung, các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật nội soi BTC cắt Polype, phẫu thuật soi BTC cắt u xơ tử cung dưới niêm mạc, kỹ thuật INSURE điều trị trẻ non tháng, hỗ trợ phôi thoát màng, nuôi cấy trứng non, cấy máu cuống rốn làm nhiễm sắc đồ, kháng sinh đồ nấm, nghiệm pháp tăng đường huyết phát hiện sớm đái tháo đường thai nghén, xét nghiệm kháng thể kháng lao.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, PGS, TS Nguyễn Viết Tiến là một trong những người có đóng góp lớn trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn, cho biết: Nhờ có áp dụng kỹ thuật cao và trang thiết bị tiên tiến, nhiều ca bệnh hiểm nghèo đã được cứu chữa, nhiều cặp vợ chồng đã được hưởng hạnh phúc khi những đứa con khỏe mạnh chào đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Và kỹ thuật siêu âm ba chiều trong chẩn đoán trước sinh, là kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, nhằm phát hiện sớm những thai nhi bất thường, giúp cho chúng tôi có quyết định chính xác để cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh, trí tuệ phát triển tốt.

Ngoài việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh ở tuyến cuối của ngành sản phụ khoa, Bệnh viện còn thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ, chỉ đạo, giúp đỡ, xây dựng và chỉ đạo mạng lưới chữa, điều trị tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang... Trong phát triển kỹ thuật điều trị vô sinh và các kỹ thuật khác, Bệnh viện đã đào tạo và giúp đỡ các bệnh viện phụ sản các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh)... Ðáng chú ý, từ tháng 8-2008, thực hiện Ðề án 1816 của Bộ Y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Các bác sĩ, cán bộ tại các bệnh viện tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận được với kỹ thuật mới tiên tiến, đồng thời nâng cao được chuyên môn cũng như công tác quản lý.

Với những thành tích đã đạt được, Bệnh viện Phụ sản trung ương được tặng danh hiệu Huân chương Ðộc lập hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba, Huân chương Lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế... Cùng với lòng yêu nghề và những nỗ lực trong công tác chuyên môn và quản lý Bệnh viện, PGS, TS Nguyễn Viết Tiến được Ðảng, Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Anh hùng Lao động.
 
 
 
                                                                            Theo ND

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục