Ngày tết là lúc mọi người thường dành thời gian bên nhau để nhìn lại một năm đã qua cùng với ly rượu và những món ăn ngon. Nhưng mọi người cũng nên biết đến những cách giải độc hiệu quả và giản đơn.

Tuy nhiên, chính điều này làm cho chúng ta lại rơi vào ăn uống liên miên dẫn đến mắc phải các bệnh tiêu chảy, buồn nôn, ho, cảm cúm, đầy bụng, đột quỵ và... say xỉn. Vậy cần làm gì để ngăn chặn những chứng bệnh khó chịu này? Biết cách chọn thực phẩm, một chút kiến thức kết hợp với việc ăn uống điều độ cũng là cách mang lại sức khoẻ cho bạn vào ngày xuân.

Mô tả ảnh.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm

Các món ăn ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò thủ, lạp xưởng, nem, dưa giá, củ kiệu, mứt bánh các loại… đều được chuẩn bị hoặc mua từ trước Tết, để ăn nhiều ngày. Nếu không bảo quản tốt, chúng sẽ là nơi thu hút ruồi nhặng, là môi trường phát triển tốt cho nấm mốc, vi khuẩn.

Bánh chưng, bánh tét, giò lụa được gói kín trong nhiều lớp lá, được nấu trong nhiều giờ nên sự diệt khuẩn bên trong gần như hoàn toàn. Bánh chỉ bị hư khi nhiễm nấm mốc, vi khuẩn từ bên ngoài vào, trong đó có loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và Penicillinum tiết ra độc tố rất có hại. Vì vậy, nếu thấy nấm mốc xuất hiện bên ngoài lá và bắt đầu lan vào trong, bánh có chỗ bị vữa thì phải bỏ. Bánh, giò lụa còn tốt nhưng đã để lâu hơn một tuần thì nên hấp hoặc chiên (rán) lại trước khi ăn.

Lạp xưởng trước khi ăn đều được nướng, hấp hoặc chiên nên vấn đề nhiễm khuẩn ít đặt ra. Tuy nhiên, loại thực phẩm này và một số thực phẩm chế biến sẵn khác thường được cho thêm chất phụ gia. Màu đỏ của lạp xưởng không phải tự nhiên; có thể người ta đã cho vào đó muối kali nitrat (còn gọi là diêm tiêu).

Đối với thức uống, trà là loại được dùng nhiều trong dịp Tết. Trà được dùng phổ biến và người ta ghi nhận là nó tốt cho sức khỏe nếu dùng đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trà có ảnh hưởng đến giấc ngủ thì không nên uống vào chiều tối mà nên uống vào buổi sáng.

Ngoại trừ các loại thức ăn, thức uống gây dị ứng, nói chung trong mấy ngày Tết, không có loại thức ăn thức uống nào "bị cấm" dùng. Tuy nhiên, có một số loại nên dùng hạn chế vì chứa quá nhiều đường (bánh mứt), quá nhiều chất béo (thức ăn chiên, rán)… Các loại nước giải khát, nước tăng lực, sirô chứa nhiều đường thì không nên dùng nhiều, nhất là đối với người cần kiêng đường.

Ngày tết bạn nên sử dụng rượu, bia có chừng mực
Sử dụng rượu, bia có chừng mực.

Ngày tết chúng ta không thể tránh được cảnh nâng lên đặt xuống. Nhưng bạn nên nhớ rằng rượu là chất có hại cho cơ thể; độ cồn trong rượu càng cao, độ độc càng mạnh. Nếu uống rượu thường xuyên, nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn hại như dạ dày, gan, đặc biệt là hệ thần kinh. Khi uống rượu say xỉn dễ gây tai nạn giao thông... Vì vậy, chỉ nên uống rượu, bia chừng mực, đủ để kích thích ăn ngon và vui vẻ với không khí Tết.

Những thực phẩm có thể “giải độc” cho cơ thể

Trà atisô chống say rượu bia

Theo một công trình nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thì trà atisô có thể kích thích sự phục hồi của gan và giúp giải cơn say rượu. Không những thế, loại trà này còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, chứng nghiện rượu, bệnh gan mãn tính...

Theo các nhà nghiên cứu thì trong cây trà atisô có chứa rất nhiều chất hoá học có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là chất fructoso và axít ascorbic, chất này được biết đến như là vitamin C, giúp cơ thể chuyển hoá nhanh lượng cồn trong cơ thể. Ngoài ra, trà atisô cũng góp phần làm dịu một số triệu chứng của say rượu.

Nước mơ

Vào mùa xuân mà ăn hoặc uống nước mơ rất có lợi cho sức khoẻ. Trong quả mơ có chứa rất nhiều chất chống oxi hoá - thành phần làm nên màu sắc của quả mơ. Ngoài ra, mơ còn giàu beta-carotene và lycopene - hai chất có khả năng ngăn chặn chất béo gây xơ cứng động mạch và duy trì sức khỏe cho tim.

Thêm chút hành tươi vào món ăn

Hành tươi không chỉ mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn có khả năng ngăn chặn một số loại bệnh ung thư. Hành tươi cũng rất giàu vitamin A, C, canxi và sắt.

Ăn hành sống có thể ngăn chặn cơn đau tim nhờ làm tăng lượng cholesterol có lợi cho sức khoẻ. Hành đun chín vẫn có thể giúp cơ thể tăng tốc độ vòng quay của hệ fibrinolytic, ngăn chặn sự đông máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hành cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giết chết các vi khuẩn gây nhiễm và có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư phổi.

Đậu xanh

Đậu xanh là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Trong đậu xanh có chứa rất nhiều folate và vitamin B – chất cần thiết cho sự chuyển hoá chất béo, protein và carbohydrate. Đậu xanh cũng chứa nhiều chất lutein, zeaxanthin – hai thành phần của chất chống oxi hoá có lợi cho sức khoẻ mùa xuân.

Rau húng quế

Húng quế là loại rau được sử dụng để ăn kèm với nhiều món ăn, giúp tăng thêm hương thơm và vị ngon của bữa ăn. Đặc biệt là húng quế rất giàu vitamin A, nên giúp tăng cường sức khoẻ của bệnh tim trong những ngày tết. Tuy nhiên, khi ăn bạn phải rửa sạch bằng cách ngâm trong nước muối vài phút để diệt vi khuẩn.

Cà chua

Chúng ta thường bị tiêu chảy do ăn phải những thực phẩm kị nhau, hoặc thực phẩm bị nhiễm độc. Nhưng theo bác sĩ M. Morrison, ở Bệnh viện Tổng hợp Philadelphia (Mỹ) thì cà chua có thể điều trị bệnh tiêu chảy khá hiệu nghiệm.

Ngoài ra, cà chua cũng có thể làm dịu rối loạn dạ dày, chứng ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa và ợ chua.

Tết Nguyên đán, ngoài việc lên danh sách, lập thực đơn ăn uống... cho cả gia đình thì vấn đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm cũng là việc mà chúng ta luôn phải đặt lên hàng đầu.
 
                                                                                        Theo TTXVN

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục