Còn vài ngày nữa là Tết Nguyên đán Canh Dần 2010. Ðể mọi người, mọi gia đình có một cái Tết đầm ấm, an toàn, các ngành với vai trò, trách nhiệm của mình cần có những bước chuẩn bị chu đáo nhất
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống từ trung ương xuống địa phương, từ dự phòng đến điều trị. Công tác phòng, chống dịch bệnh, phải đi trước một bước, nhất là phòng ngừa bệnh cúm A (H5N1) ở người, cúm A (H1N1), tiêu chảy cấp nguy hiểm và các bệnh dịch mùa đông - xuân khác có thể bùng phát. Mỗi đơn vị địa phương cần xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để bùng phát thành dịch, chú ý kiểm soát các ổ dịch cũ, các khu vực trọng điểm, đầu mối giao thông. Phân công cán bộ trực 24/24 giờ để theo dõi, nắm tình hình dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, chỉ đạo các đơn vị trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định. Bố trí sẵn sàng và đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ phòng, chống dịch để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch. Bên cạnh sự chủ động triển khai của các đơn vị chuyên môn, cần sự tham gia của mọi người dân để chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Mỗi cơ sở khám, chữa bệnh cần bố trí các kíp trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ khả năng xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu, tai nạn giao thông, sinh đẻ trong những ngày Tết. Không được từ chối hoặc để chậm trễ bất cứ người bệnh cấp cứu nào. Trường hợp bệnh nhân nhập viện không đúng tuyến, không đúng chuyên khoa cũng phải xử lý cấp cứu ban đầu, qua giai đoạn nguy hiểm mới được chuyển đi các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà bệnh nhân. Tổ chức tốt việc vận chuyển người bệnh lên tuyến trên khi cần thiết. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ người bệnh, ứng xử ân cần, hòa nhã, thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại các cơ sở.
Trong thời khắc quan trọng chuyển giao năm cũ và năm mới, có những người kém may mắn, do bệnh tật đang phải ở bệnh viện, gắn với giường bệnh, thuốc men, dịch truyền... Họ đón Tết ngay tại bệnh viện với sự chăm lo của các y, bác sĩ. Hơn lúc nào hết, các cơ sở y tế, bên cạnh chủ động triển khai các biện pháp cấp cứu cũng như chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất, cần trợ giúp, động viên kịp thời những người bệnh. Các bệnh viện tổ chức thăm hỏi, chúc Tết cả về vật chất và tinh thần đối với những người bệnh, nhất là những người thuộc diện chính sách và người nghèo, không để ai không có Tết.
Theo ND
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến hết năm 2009, cả nước có 98,8% số xã có trạm y tế hoạt động; 100% số xã, phường, thị trấn có cán bộ y tế làm việc, hơn 65% số xã có bác sĩ; 93,3% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 90% số thôn bản có cán bộ y tế hoạt động; hơn 65% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Ðáng chú ý, hơn 70% số xã thực hiện khám, chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
Thường 3 ngày tết mọi người được nghỉ ngơi nên lượng tiêu thụ thực phẩm cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, làm thế nào để vừa được ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn an toàn là điều cần chú ý.
Màu sắc thực phẩm rất đáng sợ? Màu đỏ của kẹo mút cuốn trông như máu giả còn màu xanh dương nhạt của nước uống thì chẳng khác gì ánh sáng của người ngoài hành tinh.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Giám định y tế Bảo hiểm Xã hội VN, cho biết như vậy về hướng thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế trong thời gian tới. Theo ông Thảo, trong quý I/2010 sẽ hoàn thành việc đổi thẻ bảo hiểm y tế
Năm nào cũng vậy, sau Tết, số chị em đến khám các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như á sừng, viêm da... đều tăng mạnh.
Hạt dưa, bí, hướng dương, điều, dẻ... là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết. Tuy nhiên, nếu khi ăn mà uống bia rượu, hút thuốc lá, nói quá nhiều sẽ rất dễ gây mất tiếng, khàn giọng