Chăm sóc người bệnh tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện phổi T.Ư.

Chăm sóc người bệnh tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện phổi T.Ư.

Hưởng ứng phong trào thi đua của cả nước và phong trào thi đua tiến tới Ðại hội thi đua yêu nước ngành y tế lần thứ 5, Bệnh viện phổi T.Ư không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành đơn vị chuyên khoa đầu ngành chữa trị bệnh và nghiên cứu khoa học về lao phổi; làm tốt công tác chỉ đạo Dự án phòng, chống bệnh lao quốc gia, Chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em...

Kế thừa và phát huy truyền thống 50 năm xây dựng, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, sự nỗ lực của tập thể y, bác sĩ, chất lượng chuyên môn của bệnh viện ngày càng được nâng cao, giải quyết kịp thời, hiệu quả nhiều trường hợp cấp cứu, những ca bệnh nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Nhiều kỹ thuật mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng thành công và ngày càng phát triển trong các lĩnh vực. Hằng năm, Bệnh viện phổi T.Ư khám và điều trị cho hàng chục nghìn lượt người bệnh. Năm 2009, số lần khám bệnh tăng 3,54 lần; người bệnh ngoại trú: tăng 2,35 lần; người bệnh nội trú: tăng 1,42 lần; công suất sử dụng giường bệnh đạt từ 86% lên 110%...


Cùng với công tác khám, chữa bệnh, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học mới được Ban Giám đốc quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Phó Giám đốc, TS, BS Vũ Xuân Phú cho biết: Bệnh viện phổi trung ương luôn luôn quán triệt để quản lý và tổ chức thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu; hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học hiện còn hạn chế, nhưng hơn 50 năm qua, Bệnh viện thực hiện nhiều loại, cấp đề tài. Tiếp tục thực hiện một đề tài cấp Nhà nước, ba đề tài cấp Bộ và hàng chục đề tài cấp cơ sở cũng như xét duyệt nhiều đề tài mới. Phối hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước để phát triển khoa học kỹ thuật của chuyên khoa. Ðáng chú ý có nhiều đề tài có giá trị thực tiễn về các lĩnh vực: Dịch tễ lao, COPD... Các kết quả nghiên cứu khoa học của Bệnh viện được đưa vào ứng dụng và là cơ sở cho xây dựng kế hoạch như xác định mô hình bệnh, xây dựng tài liệu chuyên môn hướng dẫn đào tạo cán bộ chuyên khoa trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Ngoài ra các đề tài nghiên cứu khoa học đều hướng đến các lĩnh vực nghiên cứu dịch tễ học các bệnh và tật về lao và bệnh phổi cùng các vấn đề liên quan theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới; nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp điều trị hiện đại, phòng bệnh, phục hồi chức năng và tư vấn cho người bệnh phổi và lao; phối hợp các chuyên khoa nghiên cứu phương pháp giải quyết các bệnh về hô hấp và lao, v.v. Ðó là kết quả lao động sáng tạo và trí tuệ của tập thể cán bộ lãnh đạo, các đơn vị chức năng và đội ngũ thầy thuốc, nhân viên chuyên khoa.


Với chức năng chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật trong phạm vi cả nước, đây là một chức năng rất quan trọng của một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, nhất là trong điều kiện mạng lưới chuyên khoa tuyến trước hiện chưa đủ mạnh và còn nhiều hạn chế khác do những yếu tố khách quan như: giao thông đi lại khó khăn, trang thiết bị thiếu thốn, phụ cấp cho nhân viên làm công tác chống lao thấp... Vì vậy không thu hút được cán bộ, phần lớn các bác sĩ tập trung ở tuyến tỉnh, hầu hết các bệnh viện huyện hiện nay còn thiếu bác sĩ làm công tác phòng, chống lao. Thực hiện chủ trương tăng cường cho y tế cơ sở, Bệnh viện tập trung ưu tiên đào tạo cán bộ chuyên khoa, chuyển giao kỹ thuật thông qua các hình thức đào tạo tại chỗ, hỗ trợ chuyên môn, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị... Vừa qua, Bệnh viện cử đoàn công tác về khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân ba xã nghèo của các tỉnh Ðiện Biên, Sơn La và Thanh Hóa. Tuy nhiên, do còn có khó khăn về điều kiện kinh phí, về giao thông và đặc điểm vùng miền, địa lý... cho nên Bệnh viện chưa quan tâm đầy đủ đến tất cả các cơ sở y tế thuộc hệ thống chống lao trong cả nước - TS, BS Vũ Xuân Phú chia sẻ.


Những ngày này, thường xuyên có khoảng 500 người bệnh điều trị tại Bệnh viện. Chuẩn bị đón Tết, theo tính toán của bệnh viện, còn khoảng hơn 200 người bệnh nặng không có điều kiện về nhà, ở lại ăn Tết trong viện. Ban Giám đốc Bệnh viện lên kế hoạch và động viên cán bộ, y bác sĩ trích quỹ dành những phần quà tặng người bệnh nghèo, khó khăn. Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, tổ chức chăm sóc, phục vụ chu đáo, chúc Tết người bệnh còn nằm lại điều trị hoặc người bệnh vào cấp cứu trong những ngày Tết cả về vật chất và tinh thần; nhất là người bệnh nghèo, người bệnh thuộc diện chính sách để mọi người đều có Tết.
 
 
 
                                                                                 Theo ND

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục