Kháng sinh đang được các nhà khoa học Đan Mạch nghiên cứu như một trong những phương pháp mới trong điều trị đau vùng thắt lưng.

 

  

25% đau lưng do viêm nhiễm

 

Đau thắt lưng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Nhiều bệnh nhân đỡ đau lưng trong 3 tháng đầu điều trị theo các cách thông thường nhưng 50% tiếp tục đau lưng và khổ sở vì nó.

 

Mang vác vật nặng và ngủ trên đệm mềm là nguyên nhân phổ biến nhưng nhiều trường hợp lại là do trượt đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn cũng liên quan với chứng đau dai dẳng này sau khi kết quả chụp MRI ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cho thấy tình trạng sưng nề ở quanh cột sống. Ảnh chụp cho thấy điều này diễn ra ở 7/10 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Những bệnh nhân có đĩa đệm bình thường không có sự bất thường này.

 

Các nhà khoa học tin rằng cứ 4 trường hợp đau lưng thì có hơn 1 trường hợp là do viêm nhiễm, chứ không phải là do các nguyên nhân cơ học như sai tư thế hay nâng vật không đúng cách.

 

Trong mọt nghiên cứu mang tính thăm dò, 29 bệnh nhân bị đau thắt lưng đã được điều trị bằng kháng sinh amoxicillin-clavulanate trong 3 tháng. Trong suốt quá trình điều trị, 52% bệnh nhân cho biết họ thấy tình trạng bệnh của họ thuyên giảm rõ rệt và 24% thấy khá hơn.

 

Các nhà nghiên cứu tin rằng khi đĩa đệm bị trượt ra ngoài, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm. “Thủ phạm” tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân là do vi khuẩn gây mụn có tên Propionibacterium và khuẩn Coryne propinquum. Sự xuất hiện của vi khuẩn sẽ gây ra phản ứng của hệ miễn dịch - dẫn tới sự biến đổi của xương mà có thể nhìn thấy được.

 

Những nghiên cứu mang tính thử nghiệm khác cũng ủng hộ giả thuyết này.

 

Vi khuẩn này đến từ đâu?

 

Vi khuẩn có thể tìm thấy trên da và trong miệng và thường xuyên xâm nhập vào dòng máu qua nướu lợi, đánh răng quá mạnh cũng có thể gây chảy máu lợi.

 

“Bình thường các vi khuẩn này không gây ra vấn đề gì, nó kỵ khí và điều đó có nghĩa rằng nó không thể phát triển trong môi trường hiện diện ôxy. Nhưng ở đĩa đệm bị trượt, máu không được cung cấo và nó thể chu du đến những đĩa đêm này, cơ thể sẽ phản ứng lại, kết quả là gây đau thắt lưng”, BS Hanne Albert, trưởng nhóm nghiên cứu của TT Nghiên cứu Lưng ở Denmark (Đan Mạch).

 

Kháng sinh – Thuốc mới trị đau lưng?

 

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Đan mạch, hơn một nửa số bệnh nhân đã cải thiện được triệu chứng sau 90 ngày dùng kháng sinh liều hằng ngày. Một cuộc khảo sát lớn hơn đang được thực hiện với kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay.

 

Chuyên gia về xương khớp David Blake, bệnh viện Quốc gia, đánh giá: “Nếu những kết quả này được công nhận và là từ một cuộc thử nghiệm quy mô hơn thì chắc chắn đây sẽ là bước tiến lớn và tương đương với phát hiện viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

 

Đây sẽ là một ngạc nhiên lớn đối với khoa học và nó sẽ cứu sống hàng triệu số phận”.

 

 

                                                                           Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thiếu ngủ dễ gây béo phì

Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy, nguy cơ mắc các bệnh béo phì, ung thư, tim mạch và tiểu đường có quan hệ mật thiết với việc thiếu ngủ.

Gắn điều trị với nghiên cứu phòng, chống các bệnh về phổi, hô hấp và lao

Hưởng ứng phong trào thi đua của cả nước và phong trào thi đua tiến tới Ðại hội thi đua yêu nước ngành y tế lần thứ 5, Bệnh viện phổi T.Ư không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành đơn vị chuyên khoa đầu ngành chữa trị bệnh và nghiên cứu khoa học về lao phổi; làm tốt công tác chỉ đạo Dự án phòng, chống bệnh lao quốc gia, Chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em...

3 lưu ý khi uống nước trái cây tươi

Nhiều người nghĩ rằng nước quả tươi là lý tưởng nhất dù bạn có uống với số lượng nào thì cũng không bao giờ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên rất có thể bạn sẽ phải đương đầu với một căn bệnh nào đó do nước trái cây mang lại.

Gia cầm chưa qua kiểm dịch bày bán tràn lan

Ngày 10-2, ghi nhận tại một số chợ, điểm kinh doanh cho thấy tình trạng buôn bán, giết mổ gia cầm tự phát tràn lan.

Uống rượu thế nào để không hại sức khỏe?

Cuối năm, các bữa nhậu tất niên với cơ quan, bạn bè liên miên khiến không ít người say xỉn tới mức phải nhập viện. Vậy làm thế nào để vừa có niềm vui bên chén rượu, vừa không gây hại cho sức khỏe?

Mười dấu hiệu giúp nhận biết nguy cơ ung thư

Bạn có biết 10 dấu hiệu cảnh báo được xem là những triệu chứng liên quan đến ung thư không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục