Theo giới thiệu của Trung tâm Hiến máu nhân đạo (HMNÐ) tỉnh Vĩnh Phúc, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là em Nguyễn Thái Hà, sinh viên Trường trung học Y tế Vĩnh Phúc. Trong ba năm vừa qua, cô nữ sinh thân hình mảnh mai này đã năm lần tình nguyện HMNÐ.

Kể về việc làm của mình, Hà cho biết: Lúc đầu em ngại lắm, vì thấy người mình nhỏ bé, nhưng được các anh chị trong Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) thành phố đến tuyên truyền ý nghĩa của việc hiến máu cứu người, em thấy việc HMNÐ là một nghĩa cử cao đẹp nên em tự nguyện tham gia. Ðược biết, Hà còn vận động hàng chục bạn cùng lớp thường xuyên đến HMNÐ tại các cơ sở thu gom máu của tỉnh. Dù đã nhiều lần hiến máu, nhưng Nguyễn Thái Hà thấy sức khỏe rất tốt và cho biết sẽ tiếp tục hiến thêm máu trong thời gian tới để cứu người bệnh. Nguyễn Văn Cường, một cán bộ trẻ mới về công tác tại Trung tâm HMNÐ tỉnh cũng đã ba lần tham gia HMNÐ cho biết: Lần đầu đi hiến máu em rất lo sức khỏe giảm sút, nhưng mỗi lần hiến máu trở về nhà em lại thấy ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn, cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh. Cường cho biết, năm 2010, anh sẽ tiếp tục hiến thêm từ hai đến ba lần và vận động một số người thân trong gia đình tham gia hiến máu nhân đạo. Ðồng chí Phó Chủ tịch Hội CTÐ tỉnh kiêm Giám đốc Trung tâm HMNÐ tỉnh Phạm Văn Giang, người đã ba lần tham gia hiến máu nhân đạo cho biết: Ðể vận động được mọi người tham gia HMNÐ, thì người cán bộ của Trung tâm phải gương mẫu thực hiện trước. Hiểu được việc làm ý nghĩa của "Những giọt máu hồng", trong năm 2009 và đầu năm 2010, có hàng chục người của trung tâm tham gia. 


Năm 2009, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức được 46 đợt HMNÐ với hơn 9.570 lượt người tham gia. Tổng số máu thu được đạt chất lượng là 5.052 đơn vị, đạt 101% kế hoạch. Là tỉnh đạt tỷ lệ cao nhất trong bảy điểm tỉnh thu máu phía bắc. Ðiều đáng nói, trong số hơn 9.570 lượt người hiến máu của năm 2009, có hơn 100 người hiến máu từ hai đến ba lần, 50 người hiến máu tình nguyện từ ba đến năm lần; nhất là có 26 người hiến từ năm đến chín lần. Các điểm tổ chức được nhiều đợt hiến máu trong năm qua là Nhà văn hóa Xuân Hòa (Phúc Yên), Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 (Xuân Hòa, Phúc Yên), Nhà văn hóa Vĩnh Thịnh - Khai Quang (Vĩnh Yên), Trường Cao đẳng KTKT tỉnh, đặc biệt xã Hoàng Lâu (Tam Dương) đã tổ chức một đợt HMNÐ với 100 người tham gia thu được 38 đơn vị máu sạch. Riêng trong tháng 1-2010, toàn tỉnh tổ chức được ba đợt HMNÐ.


ÐỂ đạt kết quả, ngay từ đầu năm, các cán bộ của Hội CTÐ tỉnh đã bám sát mục tiêu kế hoạch đề ra, bám sát địa bàn, hằng ngày bất kể mưa, nắng tìm đến các trường học, cơ quan, doanh nghiệp tranh thủ giữa giờ nghỉ, trong ngày lễ tuyên truyền, vận động mọi người tham gia hiến máu. Sự tận tụy với công việc cộng với cái "tâm" vì sức khỏe cộng đồng của cán bộ Hội CTÐ các cấp và Trung tâm HMNÐ tỉnh đã khơi dậy sự cảm thông chia sẻ và lòng trắc ẩn của nhiều người để họ tự nguyện hiến hàng nghìn đơn vị máu sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu máu cấp cứu, cứu sống hàng trăm người bệnh. 


Chúng tôi đã đến thăm người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo được cứu sống bởi những giọt máu nhân đạo hiện đang sống ở vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Lập Thạch, Tam Ðảo, Bình Xuyên; đến vùng đồng bằng, nông thôn thuộc huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, được chứng kiến niềm vui của mọi người, chúng tôi thêm hiểu ý nghĩa và giá trị "Những giọt máu hồng".


                                                                                   Theo ND

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục