Tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm bệnh nhân cúm.
Theo dự báo của Bộ Y tế, trước sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu, môi trường, dịch bệnh ở người năm 2010 sẽ còn phức tạp hơn. Cúm A/H1N1 tiếp tục lây lan trong cộng đồng, tiếp đó là H5N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp và một số dịch bệnh truyền nhiễm mới như: Ebola, Sốt thung lũng Rilf, Chikungunia... đang xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào nước ta.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương những ngày cuối năm con trâu vẫn đông nghẹt bệnh nhân. Toàn bộ tầng 2 là Khoa truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu với tấm biển đỏ “Khu vực cách ly”. Các y tá, bác sĩ tất bật đi dọc dãy hành lang chật kín giường bệnh, chuẩn bị khám, truyền dịch cho bệnh nhân. Mùi thuốc sát khuẩn nồng nặc, tiếng máy thở, máy lọc máu chạy rì rì căng thẳng. Th.S Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc bệnh viện, tâm sự: “Đúng là một năm đầy căng thẳng, chẳng một ngày nghỉ ngơi”.
Cả viện chỉ có 160 giường nhưng số bệnh nhân nằm điều trị luôn đông gấp 2-3 lần. Đầu năm, cả viện phải căng mình ra điều trị cho bệnh nhân sởi, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, đến cuối tháng 5 khi Việt Nam bắt đầu phát hiện những ca bệnh nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên thì nỗi vất vả tăng thêm bội phần, chẳng kém gì thời dịch SARS.
Không chỉ có Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương mà rất nhiều bệnh viện khác từ Bắc chí Nam như: Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, Nhi đồng 1, 2… cũng đều như vậy. Nhiều y bác sĩ, ngày như đêm, quần quật với công việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân, lặng lẽ chiến đấu với dịch bệnh nguy hiểm mà hiếm có được một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn. “Nói thật, chẳng khác gì một cuộc chiến đấu”, Th.S Hà tâm sự.
Khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nâng mức cảnh báo dịch cúm A/H1N1 lên cấp độ 6 - cấp độ cao nhất thì sự cảnh giác và quyết tâm chống dịch càng thêm mạnh mẽ. Người dân đổ xô đi mua khẩu trang, nước sát khuẩn và xét nghiệm virus cúm.
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nhớ lại, phải sau 7 tuần ca bệnh cúm A/H1N1 đầu tiên xâm nhập vào nước ta thì dịch mới bắt đầu có dấu hiệu lan ra cộng đồng. Đây được xem là một nỗ lực tuyệt vời của Việt Nam trong việc khống chế, kiểm soát thành công ban đầu dịch cúm A/H1N1 xâm nhập. Bởi theo WHO, đối với dịch cúm A/H1N1 thì dịch thường lan rất nhanh ra cộng đồng sau từ 1-2 tuần kể từ lúc ghi nhận ca mắc đầu tiên.
PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, thẳng thắn nói, dịch bệnh là “sự kiện” tiêu biểu nổi bật của năm qua. Tuy nhiên, Cục trưởng Nguyễn Huy Nga cũng cho rằng, nếu chỉ nhìn vào con số người mắc và tử vong sẽ không thấy hết được sự nỗ lực và quyết tâm chống dịch của cả nước. Số người mắc và tử vong do dịch bệnh trong năm qua của Việt Nam thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, kể cả một số nước phát triển, là một thành công đáng ghi nhận.
Theo SGGP
Nhiều người nghĩ rằng nước quả tươi là lý tưởng nhất dù bạn có uống với số lượng nào thì cũng không bao giờ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên rất có thể bạn sẽ phải đương đầu với một căn bệnh nào đó do nước trái cây mang lại.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho thấy, nguy cơ mắc các bệnh béo phì, ung thư, tim mạch và tiểu đường có quan hệ mật thiết với việc thiếu ngủ.
Hưởng ứng phong trào thi đua của cả nước và phong trào thi đua tiến tới Ðại hội thi đua yêu nước ngành y tế lần thứ 5, Bệnh viện phổi T.Ư không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành đơn vị chuyên khoa đầu ngành chữa trị bệnh và nghiên cứu khoa học về lao phổi; làm tốt công tác chỉ đạo Dự án phòng, chống bệnh lao quốc gia, Chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em...
Nhiều người nghĩ rằng nước quả tươi là lý tưởng nhất dù bạn có uống với số lượng nào thì cũng không bao giờ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên rất có thể bạn sẽ phải đương đầu với một căn bệnh nào đó do nước trái cây mang lại.
Ngày 10-2, ghi nhận tại một số chợ, điểm kinh doanh cho thấy tình trạng buôn bán, giết mổ gia cầm tự phát tràn lan.
Cuối năm, các bữa nhậu tất niên với cơ quan, bạn bè liên miên khiến không ít người say xỉn tới mức phải nhập viện. Vậy làm thế nào để vừa có niềm vui bên chén rượu, vừa không gây hại cho sức khỏe?