Cọp khỏe - ai cũng biết. Thú vị là những câu chuyện về cái “ngàn vàng” của chúa sơn lâm được đồn thổi giống như huyền thoại. Đó là gì?

Dương vật cọp. Đặc điểm cấu tạo của nó khác với loài người. “Ngàn vàng” cọp có một khúc xương nằm dọc theo thân dương vật nên nó có thể “phô trương” với cọp cái ngay cả khi chưa “làm ăn”. “Độc” hơn nữa là đầu dương vật của chúa sơn lâm có nhiều gai nhô lên cao. Một số hãng sản xuất bao cao su trước đây trơn tru, nay cũng bắt đầu gai góc, chắc cũng nhằm mục đích giúp các “thượng đế bà” thêm phần... hưởng thụ.


Tại sao gọi “cái ấy” của cọp là “ngàn vàng”?


Tới mùa sinh sản, cọp cái gầm lên những tiếng mà chỉ có các chàng cọp hiểu. Chúng tự họp về nơi ấy dựa theo khả năng định hướng của âm thanh và mùi. Cọp cái sẽ liếc nhìn thân hình, màu lông và “cái ấy” của các cậu rồi đến bên kẻ “trúng số độc đắc”.


Chúng đưa nhau đến cạnh bờ suối dưới những gốc cây to và hưởng tuần trăng mật. Đặc biệt là chúng sẽ làm tình trong suốt một tuần, mỗi ngày nhiều lần và mỗi lần kéo dài chừng 30 phút. Cọp cái phát ra tiếng rên chứ không gầm  kéo dài suốt thời gian làm tình. Có lẽ vì những người thợ săn quan sát được, nên họ cho rằng “bộ sậu” của cọp chứa một chất gì đó huyền bí lắm. Thế là từ đời này sang đời khác “pín cọp” phơi khô hay “pín cọp” ngâm rượu bán đắt còn hơn cả vàng 9999.


Có thật vậy không?


Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định “pín cọp” là thuốc tốt đến mức đàn ông uống rượu “pín cọp” lên giương liền “dai như cọp”. Vì thế câu chuyện “pín cọp” được đồn thổi giống như huyền thoại. Anh nào có tiền thì cứ móc hầu bao. Riêng tác giả chỉ lưu ý quý anh rằng: Cọp ở đâu mà lắm thế. Các tổ chức quốc tế như CITES và TRAFFIC, bảo vệ các loài vật có nguy cơ bị tuyệt chủng đang lên tiếng, vậy mà ở những phố thuốc Bắc ta vẫn thấy có “pín cọp” thì coi chừng đó là “pín” của những con vật khác. Năm cọp nói chuyện “pín cọp” tác giả mong các anh đang hơi bị yếu hay yếu thật cũng chả nên phí tiền kẻo bị lừa thì... cay cú, hổng lẽ lúc đó lại... gầm lên như ngài chúa sơn lâm!

 

 

 

                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục