Mụng trứng cá rất hay gặp ở lứa tuổi dậy thì và rất dễ thành sẹo lõm. Thử hình dung, trên khuôn mặt xinh xắn, làn da mịn màng “nổi bật” vài vết sẹo thâm xì, lõm sâu... chắc cô gái nào cũng hoảng hốt.

 

Rất nhiều người chủ quan khi bị mụn và thường tự điều trị. Nhưng thực tế, mụn là một bệnh lý ngoài da, do nhiều nguyên nhân gây nên. Vì thế, việc điều trị mụn cũng phải tuân thủ theo đúng phác đồ phòng biến chứng
Chớ tùy tiện nặn, chích mụn

TS.BS Nguyễn Viết Lượng (Viện Bỏng quốc gia) cho biết, sẹo lõm do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì do mụn trứng cá. Thường thì trứng cá chỉ xảy ra trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời (tuổi dậy thì, ...), tuy nhiên sẹo thâm, sẹo lõm do trứng cá lại là dấu ấn không mong muốn tồn tại lâu dài, có khi theo suốt cuộc đời.  

Tại phòng khám trị liệu da liễu (Viện Bỏng quốc gia), rất nhiều bệnh nhân ở lứa tuổi thiếu niên đến khám trong tình trạng mụn nhiễm khuẩn căng đỏ, rồi có những em bị sẹo “chi chít” trên mặt, lưng. Mụn thâm to như hạt đậu, lõm sâu xuống nên việc điều trị rất khó khăn. Khi được hỏi, thì hầu hết các bệnh nhân đều “tí toáy” nặn mụn ngay khi mụn nhú lên. Bất kể trong hoàn cảnh nào, tay chưa được rửa sạch nhưng bệnh nhân vẫn có thói quen dùng móng tay cậy, nặn mụn.

BS Lượng cho biết, nguyên nhân chính gây sẹo thâm, sẹo lõm sau khi bị mụn (cả mụn trứng cá, đặc biệt là các mụn lớn, mụn bọc ở sâu và trong một số bệnh lý trên da khác như đậu mùa, thuỷ đậu, sởi...) là do sự tác động của việc nặn, bóp, chích mụn không đúng cách, không đúng thời điểm, khiến quá trình liền vết thương diễn ra không thuận lợi. Việc bóp, nặn mụn không chỉ gây tổn thương tại chỗ mà vi khuẩn từ tay cũng có thể thâm nhập, làm nhiễm khuẩn tại chỗ. Điều nguy hiểm là có những trường hợp bị nhiễm trùng mụn quá nặng, vi khuẩn từ mụn thâm nhập, tấn công đường máu có thể gây nhiễm trùng máu.

“Sự tác động này khiến tổ chức liên kết trung bì trong đó chủ yếu là collagen bị phá huỷ quá nhiều nhưng chúng lại không được bổ sung và bù đắp đầy đủ trong quá trình liền vết thương, dẫn đến tình trạng khuyết lõm tổ chức và hình thành sẹo lõm. Bên cạnh đó, các tế bào sắc tố bị kích thích tăng sinh quá nhiều hạt sắc tố và người ta cũng thấy các đại thực bào chứa sắc tố xuất hiện nhiều trong quá trình liền vết thương của các bệnh lý này dẫn đến việc hình thành sẹo thâm sau khi khỏi”, BS Lượng nói.

Phải điều trị đúng phác đồ

Có một thực tế, lâu nay, chẳng mấy người đi khám vì có mụn. Nhiều người dù rất bực mình khi bị mụn, nhưng cũng chẳng bao giờ đi khám để được chữa trị. Thay vì đến viện, mọi người tự ý mua sữa rửa mặt, thuốc bôi về tự “xử lý” mụn cho mình. Chỉ đến khi những đốm mụn bị nhiễm khuẩn nặng, căng đỏ, rồi thành sẹo mới viện cầu đến bác sĩ ra liễu.

“Mụn không chỉ đơn giản là mụn, mà nó là một bệnh lý ngoài da. Vì thế, không muốn bị sẹo sau mụn, khi bị mụn cần được đi khám và phải tuân thủ điều trị theo phác đồ của các bác sỹ chuyên khoa. Khi đó, sẽ giảm nguy cơ sẹo thâm, sẹo lõm rất nhiều. Còn khi đã thành sẹo, vẫn có thể điều trị bằng nhiều phương pháp theo chỉ định của bác sĩ, như bằng laser hay công nghệ tế bào gốc... tuy nhiên chi phí tốn kém hơn rất nhiều”, BS Lượng nói.

Đối với các sẹo thâm sẹo lõm mới hình thành (trong vòng 3 tháng) thì việc điều trị bằng tế bào gốc dễ cho hiệu quả. Còn đối với các sẹo lõm cũ (ngoài 6 tháng), muốn hết sẹo, đầu tiên bác sỹ sẽ phá bỏ sẹo cũ (chấm acid sử dụng trong da liễu; laser CO2; thiết bị mài mòn đầu gắn kim cương...) để tạo nên một “vết thương mới” trong điều kiện vô trùng. Sau đó dùng các sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc để kích thích quá trình “liền lại” của những “vết thương” này. Kết quả “vết thương mới” này sẽ liền lại phẳng với mặt da, mềm và không thâm thay thế cho sẹo lõm trước đó. Kỹ thuật cần được tiến hành bởi các bác sỹ chuyên khoa, người bệnh không tùy tiện sử dụng các sản phẩm chống mụn có thể gây hiệu ứng ngược, khiến mụn càng trở nên trầm trọng, nhiễm khuẩn và gây sẹo lõm, sẹo thâm nặng nề.
 
Ngoài ra, để phòng mụn thì luôn cần phải giữ làn da sạch sẽ, tránh các tác nhân như bụi đường, khói thuốc, không thức khuya. Mụn cũng có thể xuất hiện khi có những yếu tố về tinh thần tác động...
 
 
 
                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Gồng mình chống dịch

Theo dự báo của Bộ Y tế, trước sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu, môi trường, dịch bệnh ở người năm 2010 sẽ còn phức tạp hơn. Cúm A/H1N1 tiếp tục lây lan trong cộng đồng, tiếp đó là H5N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp và một số dịch bệnh truyền nhiễm mới như: Ebola, Sốt thung lũng Rilf, Chikungunia... đang xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới có nguy cơ xâm nhập vào nước ta.

Vi khuẩn gây đau lưng?

Kháng sinh đang được các nhà khoa học Đan Mạch nghiên cứu như một trong những phương pháp mới trong điều trị đau vùng thắt lưng.

Nam và nữ trong Kama Sutra

Cùng TT&GĐ khám phá thế giới của đàn ông, đàn bà trong chuyện gối chăn qua những trang sách Kama Sutra

Những giọt máu hồng

Theo giới thiệu của Trung tâm Hiến máu nhân đạo (HMNÐ) tỉnh Vĩnh Phúc, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là em Nguyễn Thái Hà, sinh viên Trường trung học Y tế Vĩnh Phúc. Trong ba năm vừa qua, cô nữ sinh thân hình mảnh mai này đã năm lần tình nguyện HMNÐ.

Bài thuốc nam chữa rối loạn tiêu hóa ngày Tết

Ngày Tết, ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồ ăn chế biến sẵn... sẽ dễ xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài thuốc nam rất “lành” từ các loại lá thông dụng như lá mơ, gừng, đọt ổi... sẽ giúp khắc phục tình trạng này nhanh chóng.

3 lưu ý khi uống nước trái cây tươi

Nhiều người nghĩ rằng nước quả tươi là lý tưởng nhất dù bạn có uống với số lượng nào thì cũng không bao giờ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên rất có thể bạn sẽ phải đương đầu với một căn bệnh nào đó do nước trái cây mang lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục