(HBĐT) - Là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cao Phong, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, song đội ngũ y bác sỹ vẫn thay nhau làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Trạm thường xuyên duy trì và làm tốt chế độ giao ban, báo cáo tình hình hoạt động theo từng tháng, quý, năm. Song song với công tác thăm khám, chữa bệnh theo định kỳ trạm kết hợp với các đoàn thể, ban ngành trên địa bàn tuyên truyền, vận động nhân dân sinh hoạt hợp vệ sinh; phòng, tránh các bệnh thông thường; thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ...
Trong năm 2009, trạm y tế xã đã khám bệnh cho hơn 1.300 lượt bệnh nhân, trong đó có 420 trường hợp điều trị nội trú, 890 trường hợp điều trị ngoại trú, 07 trường hợp chuyển lên tuyến trên. Bên cạnh đó, trạm còn triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, như: tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình Quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm... Công tác tuyên truyền phòng bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe cũng được thực hiện đều đặn đã góp phần nâng cao ý thức của nhân dân về phòng chống các loại dịch bệnh. Vì vậy, trong năm qua các dịch bệnh như: sốt xuất huyết, sởi, ngộ độc thực phẩm... đã không xảy ra trên địa bàn. Tính đến hết năm 2009, gần 100% số trẻ trong xã được tiêm phòng đầy đủ 06 loại vác xin và uống vitamin A. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm đúng mức: hơn 190 phụ nữ được khám phụ khoa (trong đó hơn 160 trường hợp chữa phụ khoa), 100% phụ nữ được tiêm phòng uốn ván đủ liều và khám sau đẻ; không có trường hợp nào bị tai biến sản khoa. Hiện nay, trong xã có 349 phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 49 áp dụng các biện pháp tránh thai, trong đó đặt vòng có 152 trường hợp, đình sản 27 trường hợp, tiêm thuốc tránh thai 80 trường hợp, còn lại là áp dụng các biện pháp khác.
Ông Bùi Văn Thầm, Trạm trưởng trạm y tế cho biết: Trạm hiện nay có 05cán bộ, nhân viên (gồm 03 y sỹ và 02 nữ hộ sinh trung, sơ học); cơ sở trang, thiết bị y tế còn nhiều thiếu thốn... Theo đó điều trăn trở nhất đối với cán bộ nhân viên hiện nay là việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ; đầu tư trang thiết bị y tế để tạo điều kiện tốt nhất trong việc chẩn đoán, khám và điều trị cho cho người dân trên địa bàn.
Thời gian tới, trạm y tế xã Thung Nai tiếp tục thực hiện tốt hoạt động thăm, khám; triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tuyên truyền phòng bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe; thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân ngay tại cơ sở là một việc làm có hiệu quả của trạm y tế xã Thung Nai. Với phương châm “lương y như từ mẫu” các y bác sĩ ở đây đang nỗ lực để xây dựng Trạm y tế xã xứng đáng với niềm tin yêu của người dân trên địa bàn.
Hồng Nhung
Với vài dụng cụ thô sơ, các “dược sĩ” pha chế không bằng cấp đã cho ra lò hàng loạt loại thuốc chữa bệnh giả, nhái… Mới đây nhất, một vụ sản xuất thuốc giả quy mô lớn tại TPHCM bị phát hiện đã cho thấy sự hình thành cả một “công nghệ bào chế” hết sức tinh vi. Và đó cũng là hồi chuông báo động thêm một lần nữa tình trạng thuốc “dỏm” tràn lan trên thị trường.
Từ ngày 7 đến 14-3, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt T.Ư phối hợp tổ chức CAMA - GHO (Mỹ) thực hiện tuần phẫu thuật nhân đạo cho 40 cháu bé dị tật khe hở môi, vòm miệng đến từ các tỉnh: Tuyên Quang, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ðác Lắc...
“Quê tôi tuy nghèo nhưng nhiều người sống thọ, cả xã có gần 1500 hội viên hội người cao tuổi, trong đó có 350 cụ trên 80 tuổi, 135 cụ trên 85 tuổi...”, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Diễn Ngọc - huyện Diễn Châu, Nghệ An, tự hào kể.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng và Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, ông John Hendra, vào ngày 8-3 đã đồng chủ trì hội nghị toàn thể của đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (PAHI), được tổ chức tại Hà Nội.
Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) vừa phẫu thuật vùng bụng cho chị Nguyễn Thị Nhiệm (37 tuổi, Bắc Hòa, Tân Thạnh, Long An) để lấy ra toàn bộ khối u nặng đến 25kg.
(HBĐT) - Những năm gần đây, Bệnh viện Đa khoa và trạm y tế các xã, thị trấn của huyện Lạc Thuỷ đã nỗ lực triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Hệ thống chăm sóc SKSS từ tuyến huyện đến xã được tăng cường. Nhờ chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS được nâng cao đã đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc SKSS theo chuẩn Quốc gia, nhận thức của người dân về chăm sóc SKSS và phòng chống SDD trẻ em ngày càng tiến bộ.