Từ sau Tết Nguyên đán, theo thống kê của các bệnh viện, số trẻ em mắc bệnh thủy đậu nhập viện liên tục tăng và tháng 3 được coi là cao điểm (xảy ra từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm).

 

 
Một bệnh nhi đang được điều trị tại BV Nhi đồng 1
 

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, lo lắng: “Hiện số trẻ em mắc bệnh thủy đậu phải nhập viện điều trị đã tăng 42% so với tháng trước. Mỗi ngày trung bình Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận từ 4-5 bệnh nhân. Đặc biệt có một số bệnh nhân tái nhiễm ở thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng”.

 

Trao đổi với PV Dân trí, chị Phạm Thị M, mẹ của bé Nguyễn Văn T (3 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận) đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Một tuần trước cháu có những biểu hiện lạ như ho, sốt, quấy khóc… gia đình cứ tưởng cháu bị cảm cúm thông thường nên đã mua thuốc cho uống. Nhưng sau đó, khắp người cháu bắt đầu nổi ban đỏ. Khi đưa T đến bệnh viện mới biết cháu bị bệnh thủy đậu”.

 

Bác sĩ Lê Bích Liên, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1, lưu ý: “Bệnh thủy đậu rất dễ lây cho những người trong gia đình và cộng đồng. Trường hợp trẻ bị mắc bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và học hành của các cháu. Để phòng bệnh cho trẻ, phụ huynh cần đưa con em mình đến bệnh viện tiêm ngừa vắc-xin càng sớm càng tốt.”

 

Theo BS Trương Hữu Khanh, bệnh thủy đậu sẽ trở nên rất nguy hiểm đối với những trẻ em bị suy dinh dưỡng và phụ nữ có thai. Ở những trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, virus xâm nhập thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… Trường hợp phụ nữ có thai trong nửa đầu của thai kỳ, nếu mắc thủy đậu thì não bộ của bào thai có thể bị dị dạng; nếu trước ngày sinh một tuần lễ, người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

 

Các bác sĩ cũng cho biết đây là căn bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, khi người  bệnh nói chuyện, hắt hơi… virus sẽ phát tán trong không khí. Nếu trẻ chưa được tiêm ngừa hoặc chưa từng bị thủy đậu thì 90% có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc gần với người đang bị thủy đậu. Thậm chí có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, quần áo, đồ chơi… có chứa siêu vi trùng gây bệnh.

 

Với những trẻ đã bị nhiễm bệnh hoặc có những triệu chứng của loại bệnh này, phụ huynh cần đưa các cháu đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh cho trẻ gặp phải những biến chứng xấu nhất.

 

 

                                                                             Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đổ bệnh vì nắng nóng

Không còn giường nên ra hành lang nằm tạm, 2-3 cháu nằm chung một giường và đông nghịt trẻ con, người già chen chúc chờ khám bệnh… Đó là tình cảnh mà PV Báo SGGP ghi nhận tại một số bệnh viện ở TPHCM ngày hôm qua (9-3). Và sự quá tải này – không gì khác hơn – là tại thời tiết nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua.

Bát nháo thị trường dược phẩm: “Lên đời” thuốc... nội

Với vài dụng cụ thô sơ, các “dược sĩ” pha chế không bằng cấp đã cho ra lò hàng loạt loại thuốc chữa bệnh giả, nhái… Mới đây nhất, một vụ sản xuất thuốc giả quy mô lớn tại TPHCM bị phát hiện đã cho thấy sự hình thành cả một “công nghệ bào chế” hết sức tinh vi. Và đó cũng là hồi chuông báo động thêm một lần nữa tình trạng thuốc “dỏm” tràn lan trên thị trường.

Phẫu thuật dị tật khe hở môi, vòm miệng cho trẻ em

Từ ngày 7 đến 14-3, Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt T.Ư phối hợp tổ chức CAMA - GHO (Mỹ) thực hiện tuần phẫu thuật nhân đạo cho 40 cháu bé dị tật khe hở môi, vòm miệng đến từ các tỉnh: Tuyên Quang, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ðác Lắc...

Làng sống thọ

“Quê tôi tuy nghèo nhưng nhiều người sống thọ, cả xã có gần 1500 hội viên hội người cao tuổi, trong đó có 350 cụ trên 80 tuổi, 135 cụ trên 85 tuổi...”, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Diễn Ngọc - huyện Diễn Châu, Nghệ An, tự hào kể.

Ứng phó khả năng xảy ra đại dịch

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng và Điều phối viên thường trú Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, ông John Hendra, vào ngày 8-3 đã đồng chủ trì hội nghị toàn thể của đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (PAHI), được tổ chức tại Hà Nội.

16 tháng mang thai giả 25kg

Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) vừa phẫu thuật vùng bụng cho chị Nguyễn Thị Nhiệm (37 tuổi, Bắc Hòa, Tân Thạnh, Long An) để lấy ra toàn bộ khối u nặng đến 25kg.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục