Trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu.

Trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu.

Theo tin từ Bệnh viện Nhi Đồng I TP. Hồ Chí Minh thì số bệnh nhân mắc thủy đậu phải nhập viện điều trị đã tăng 42% so với tháng trước; số bệnh nhân nhi đến Bệnh viện Bạch Mai khám do mắc bệnh này cũng đã bắt đầu tăng do tháng 3 được coi là tháng cao điểm của bệnh thủy đậu (bệnh thường diễn biến từ tháng 2 đến tháng 6).

Quan niệm sai lầm của nhiều người

Bệnh thủy đậu do virut Varicella zoster gây ra. Nguồn lây bệnh duy nhất là người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc do virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt của người bệnh bắn sang người lành khi nói, ho, hắt hơi. Virut xâm nhập vào cơ thể qua mũi-họng, rồi theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt...) gây nên những nốt phỏng ở đó. Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân, nhất là lúc giao mùa. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu; ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc nếu như khi còn nhỏ chưa mắc do khi đã mắc bệnh thủy đậu, người bệnh có thể thu được miễn dịch bền vững. Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng ở não bộ, da... của bào thai. Nếu trước sinh một tuần, phụ nữ có thai mắc thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thủy đậu sơ sinh. Với trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, những người bị eczema hoặc có bệnh về máu, bệnh thường nặng, nốt phỏng hay bị loét, hoại tử, có chứa chất nhày màu xám; có khi còn gây viêm thận cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm tủy thoáng qua, viêm màng não vô khuẩn.

Theo quan niệm của nhiều người, khi mắc bệnh thủy đậu, ở cả trẻ em và người lớn nên kiêng gió, kiêng nước. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi - bệnh viện Bạch Mai thì đây là quan niệm sai lầm vì trên da có rất nhiều vi khuẩn sống cộng sinh, bình thường, chúng chung sống hòa bình với con người nhưng khi mắc thủy đậu, các nốt phỏng trên da hay ở niêm mạc có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trẻ không chịu được sẽ gãi và làm trầy xước da. Khi đó nếu không được chăm sóc vệ sinh hay tắm rửa sạch sẽ, vi khuẩn sẽ xâm nhập qua nốt phỏng bị vỡ gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thậm chí viêm da nặng có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Do vậy, người bệnh thủy đậu cần tắm hàng ngày bằng nước sạch, nếu có thể dùng nước đun các loại lá. Theo kinh nghiệm dân gian có thể dùng lá cây chân vịt, hoàng liên để đun nước tắm thì càng tốt. Chú ý khi tắm không kỳ cọ mạnh, tránh gây vỡ nốt đậu.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu trên da trẻ.

Thủy đậu rất dễ lây nên cần cách ly khi trẻ mắc bệnh

Thủy đậu là bệnh lành tính, do virut gây ra nên có đến 90% bệnh sẽ tự khỏi nhưng bệnh cũng rất dễ lây nên khi trẻ mắc thủy đậu cần cách ly trẻ tại nhà từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Mục đích là tránh để trẻ lây bệnh cho những trẻ khác tại nhà trẻ hay lớp học. Quần áo, khăn mặt, đồ dùng khác của trẻ phải được giặt bằng xà phòng, nước sạch rồi là trước khi mặc. Chú ý cắt ngắn móng tay, trẻ nhỏ phải cho mang bao tay. Nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1% (2-3lần/ngày) cho trẻ. Các nốt phỏng vỡ không nên bôi các loại thuốc mỡ (tetraxilin hay mỡ penixilin...) mà chỉ nên bôi thuốc xanh metylen hoặc các loại milian. Người chăm sóc trẻ cần chú ý không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ điều trị. Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao, nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.   

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục