Người dân không nên chủ quan khi tiếp xúc với đàn chó

Người dân không nên chủ quan khi tiếp xúc với đàn chó

(HBĐT) - Dịch chó dại hiện đã xuất hiện ở 14/28 xã, thị trấn của huyện Kim Bôi. Theo thống kê của khoa Kiểm soát dịch bệnh - Trung tâm y tế dự phòng huyện, 4 tháng đầu năm, Trung tâm đã tiêm vacxin phòng bệnh dại cho 410 lượt người, phần lớn là người bị chó dại cắn, chưa kể số người đi tiêm phòng tại các tuyến khác.

 

Đáng tiếc có 5 trường hợp sau khi bị chó dại cắn đã không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đủ mũi dẫn đến hậu quả lên cơn dại và tử vong. Theo báo cáo của đội ngũ cán bộ thú y cơ sở thì địa bàn có dịch và người mắc bệnh dại tử vong gồm Vĩnh Tiến, Sơn Thuỷ, Kim Bình. Trường hợp nạn nhân đầu tiên lên cơn dại và tử vong là một bé gái 6 tuổi ở xóm Lạng, xã Kim Bình. Sau khi đến chơi gia đình của một người bạn, bé đã bị con chó của gia đình này cắn. Do chủ quan không tiêm phòng, một thời gian sau khi bị lên cơn, gia đình đưa bé đến khám tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi và được xác định mắc bệnh dại.

 

Không chỉ phát bệnh dại ở người, tại một số xã như Kim Bôi, Lập Chiệng, Hợp Đồng còn xảy ra hiện tượng một số con vật như trâu, bò, gà, lợn bị chó dại cắn đã lên cơn rồi lăn ra chết. Trước tình hình của dịch, huyện Kim Bôi đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm từ cấp huyện cho đến các xã, thị trấn. Trạm thú y huyện bám sát cơ sở, theo dõi diễn biến và tăng cường các biện pháp ngăn chặn và khẩn trương dập dịch. Những trường hợp bị chó cắn đều được cán bộ thú y đến tận hộ gia đình tư vấn đi tiêm phòng, riêng trường hợp đã xác định bị chó dại cắn được tư vấn tiêm truyền kháng huyết thanh (có tác dụng ngăn ngừa bệnh dại tức thời) tại bệnh viện tuyến cao hơn hoặc bệnh viện Vân Đình (Hà Nội). Tại các xã có dịch đã thành lập tổ tiêu diệt chó điên, chó nghi dại. Toàn bộ số chó mắc, nghi mắc đã được xử lý đập chết, tiêu huỷ, đồng thời tiến hành các biện pháp phun, khử trùng tiêu độc ở những nơi nuôi, nhốt chó tập trung.

 

Ông Quách Công Mật - Trạm trưởng Trạm thú y huyện Kim Bôi cho biết: Huyện có tổng đàn chó đông vào diện nhất, nhì trong tỉnh với khoảng 17.000 con. Đến thời điểm này, các xã, thị trấn đã tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho hơn 15.000 con chó. So với các năm trước chỉ tiêm được 5.000 - 6.000 con thì tỷ lệ đàn chó được tiêm năm nay tăng gấp 3 lần. Lực lượng thú y cơ sở cùng số cán bộ trạm thú y huyện được trưng tập đang tiến hành tiêm vét số còn lại, đảm bảo 100% tổng đàn được tiêm phòng bệnh dại. Tình hình dịch cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn đã khiến nhận thức của nhiều người dân chuyển biến, đa số các hộ gia đình đều ủng hộ công tác tiêm phòng cho đàn chó, việc xích, nuôi nhốt chó cũng được lưu tâm hơn.

 

Khi lên cơn dại cũng có nghĩa là đã “vô phương cứu chữa”. Cho đến nay, chưa có một trường hợp mắc bệnh dại nào được chữa khỏi khi đã phát bệnh. Thông thường, người bị chó dại cắn sau khoảng thời gian từ 1 tuần đến 1 tháng sẽ phát bệnh, cá biệt có trường hợp  sau 3 tháng mới phát bệnh như ở xã Vĩnh Tiến. Quá trình lên cơn, người bệnh vật vã, gào thét rất đau đớn, xuất hiện những cơn gây co thắt, sùi bọt mép, ngạt thở mà chết. Người can thiệp, chăm sóc người bị bệnh dại nếu không cẩn thận cũng dễ bị lây bệnh. Chị Bùi Thị Soan, cán bộ thú y xã Vĩnh Tiến cho biết: Trong đợt dịch chó dại diễn ra tại xã có 1 người ở xóm Đồng Ngoài và 1 người ở bản Suối Rèo. Tại xóm Đồng Ngoài, nạn nhân là nam giới, 36 tuổi, trước khi lên cơn 3 tháng, người này sơ ý làm xước sát tay khi cậy miệng chữa hóc xương cho chó. Khi có các biểu hiện triệu trứng sốt, gai người, sợ ánh sáng, người bệnh đã đến bệnh viện nhưng sau 2 lần lên cơn dại trong ngày đã tử vong.

 

Trước mức độ nguy hiểm của dịch, ông Quách Công Mật - Trạm trưởng Trạm thú y huyện Kim Bôi khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống khi tiếp xúc với chó. Đối với các hộ nuôi chó phải đảm bảo quản lý chó bằng việc xích nhốt, đề phòng chó tấn công người. Đặc biệt là không nên chủ quan, nhất thiết tiêm cho chó mỗi năm một lần vào thời điểm xuân - hè phòng bệnh dại.

 

                                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác

Phó Giám đốc Sở y tế TPHCM Lê Trường Giang (bìa phải) khảo sát 
tình hình dịch bệnh tại xóm ghe, quận 7 - TPHCM, nơi vừa có hai cha con mắc tả
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lương Sơn tổ chức hiến máu tình nguyện lần thứ IV năm 2010

(HBĐT) - Ngày 21/4, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Lương Sơn tổ chức lễ phát động toàn dân hiến máu tình nguyện lần thứ IV.

An toàn vệ sinh thực phẩm- còn không ít nỗi lo

(HBĐT) - Lâu nay, ngộ độc thực phẩm vẫn được coi như “phiếu đánh giá” tình hình ATVSTP. Chỉ đến khi có những vụ ngộ độc xảy ra, người ta mới giật mình nhìn lại và đổ lỗi cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù việc kiểm soát có tiến hành chặt chẽ nhưng không có sự đồng thuận của nhân dân thì e rằng kết quả sẽ chỉ như “muối bỏ bể”.

“Rề rà” với giá thuốc

Trong khi người bệnh đang điêu đứng với giá thuốc tăng cao mỗi ngày thì các cơ quan quản lý vẫn “rề rà” đi tìm giải pháp. Rút cục, “bàn ù cả tai” nhưng vẫn chưa có lối ra. Đó là ghi nhận tại cuộc hội thảo do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì với sự tham dự của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Sở Y tế TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An cùng một số bệnh viện, công ty dược trong nước ngày hôm qua (20-4).

Lưu ý khi dùng bổ phế

Bổ phế là loại thuốc do nhiều xí nghiệp khác nhau sản xuất, chỉ dùng để chữa ho làm mát phổi, tiêu đờm, chữa viêm họng, viêm thanh quản...

Mách nước khi trở trời

Trời đang nắng bỗng mưa, buổi trưa đang nóng hừng hực mà tối lại lạnh căm căm. Tùy theo tính “cảm ứng” của mỗi người mà hội chứng “cảm mạo trúng gió” biến dạng đủ kiểu

Nguy cơ bùng phát tả từ hàng rong tràn lan

Cứ vài ngày TP HCM lại có thêm một ca tả, số người mắc tiêu chảy cấp nhập viện cũng tăng cao và hầu hết đều xuất phát từ chuyện ăn uống. Tuy nhiên trước cổng trường học, bệnh viện, hàng rong vẫn bán tràn lan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục