Chỉ trong 1 tháng qua, khoa Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, đã tiếp nhận đến tám trường hợp nhập viện với các vết thương ở thận do ẩu đả, trong đó có tới 4 ca phải cắt bỏ một quả thận. So với những năm trước, con số này đã tăng đột biến.

 

 


Theo dõi bệnh nhân tại Khoa Tiết niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy (Ảnh: Ngọc Hưng)
Thông tin trên vừa được BS Thái Minh Sâm, Phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vào sáng ngày 16/6. Số bệnh nhân nói trên nhập viện do bị các vật sắc nhọn đâm trúng thận. Điều tra bệnh sử ghi nhận đây đều là hậu quả của những vụ bạo lực đâm chém lẫn nhau.

 

Điều đáng nói là hầu hết các bệnh nhân đều ở độ tuổi rất trẻ, thậm chí có cả bệnh nhi, trong đó nhiều ca rất nguy kịch. Minh chứng cho vấn đề trên, BS Sâm cho biết: Ngày 28/5, bệnh nhi L.T.N.L (14 tuổi, quê Bình Thuận) được chuyển đến Chợ Rẫy trong tình trạng có 3 vết thương ở vùng lưng. Trong đó có một vết thương xuyên thấu thận trái, ngay vùng rốn thận nên phải cắt bỏ quả thận này để cứu tính mạng em L.

 

Sau em L, bệnh viện tiếp nhận thêm 2 trường hợp khác là bệnh nhi T.H.T (16 tuổi, quê Bình Dương) nhập viện ngày 31/5. Em T. đã bị đâm một nhát từ phía sau, vết thương xuyên thấu thận trái, thủng gan, thủng dạ dày và cơ hoành. Các bác sĩ cũng phải cắt bỏ quả thận bị đâm của T.

 

Mới đây nhất là trường hợp của bệnh nhân T.V.Đ (23 tuổi, ngụ ở quận 6, TPHCM). Anh Đ. nhập viện ngày 12/6, bị vết thương ở thận trái, nhờ được cấp cứu kịp thời nên quả thận của anh may mắn không phải cắt bỏ. Trong số các bệnh nhân đã được cấp cứu tại Chợ Rẫy có một trường hợp ngụ tại quận 8 đã tử vong do hội chứng rối loạn đông máu.

 

Theo thống kê của khoa Tiết niệu, trung bình những năm về trước, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 12-15 trường hợp bị tổn thương thận do bạo lực. Tuy nhiên, chỉ trong vòng một tháng qua, số người nhập viện do hậu quả của việc đâm chém này đã gần bằng con số của cả năm trước đây. Đây là một tình trạng đáng báo động.

 

Theo phân tích của BS Minh Sâm, bên cạnh việc mất đi một quả thận các nạn nhân của những vụ ẩu đả còn mất nhiều máu, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Mặc dù được cứu sống nhưng sẽ rất nguy hiểm cho các trường hợp này nếu không may xảy ra những tai nạn hoặc bị các bệnh lý liên quan đến quả thận còn lại về sau này.

 

                                                                                        Theo DT

Các tin khác

Hút thuốc lá, thuốc lào là thói quen khó bỏ của một bộ phận người dân.
Điều trị bệnh nhân viêm não tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Quách Văn Huyền.
Không có hình ảnh

Vụ nhiễm trùng mắt sau phẫu thuật: Trách nhiệm thuộc về nhà cung cấp hóa chất

Ngày 15-6, TS-BS Trần Thị Phương Thu, Giám đốc BV Mắt TPHCM cho biết đã có kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (Bộ Y tế) về mẫu chất chỉ thị màu Trypan Blue lô SV 9025 do hãng Khosla (Ấn Độ) sản xuất.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh: Triển khai hoạt động phòng chống dịch 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Ngày 15/6, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác phòng chống dịch năm 2009, 6 tháng đầu năm và triển khai hoạt động phòng chống dịch 6 tháng cuối năm 2010.

Bị sỏi thận, nên và tránh ăn thực phẩm nào?

Bạn có biết, một chế độ ăn uống phòng sự tích tụ của oxalat trong nước tiểu có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại sỏi hình thành bất cứ nơi nào ở đường tiết niệu?

Nhiều thực phẩm chứa chất gây đột quy

Tại hội thảo khoa học “Tác hại của việc sử dụng thực phẩm có Trans fat” vào ngày 14-6, PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết nhằm tăng thời gian bảo quản và hấp dẫn người mua, các nhà sản xuất đã sử dụng loại dầu chiên bị hydro hóa ở nhiệt độ cao nên làm sản sinh Trans fat.

Cúm A/H1N1: Đại dịch giảm vẫn tiêm vaccine

Từ đầu năm tới nay, số người mắc cúm A/H1N1 trong cả nước chỉ còn rất ít, thậm chí cả tháng chỉ có 1 ca mắc. Tuy nhiên Bộ Y tế vẫn quyết định thực hiện kế hoạch tiêm vaccine cúm A/H1N1 cho đối tượng nguy cơ cao. Liệu có cần thiết?

Người ăn nhiều cơm dễ bị mắc bệnh tiểu đường

Kết quả một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Mỹ công bố, được đăng tải trên mạng trực tuyến Couriermail, cho thấy những người ăn gạo trắng thường xuyên có nguy cơ tiểu đường tuýp 2 cao hơn các thực phẩm tinh bột khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục