Ngày nay, nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y tế và chăm sóc sức khoẻ nên tuổi thọ của con người không ngừng được tăng cao. Tuy nhiên, song song với tuổi thọ tăng cao lại kéo theo những bệnh của người cao tuổi. Đây là bệnh lý có những đặc thù riêng, cả về chẩn đoán, theo dõi và điều trị, do đặc điểm về tâm sinh lý của người già có nhiều thay đổi so với các lứa tuổi khác. Chính vì vậy, việc hiểu biết về một số đặc điểm sinh - bệnh lý và một số những điểm đáng lưu ý khi dùng thuốc cho những người cao tuổi là hết sức quan trọng.

Những đặc điểm ảnh hưởng tới việc dùng thuốc:

- Theo thời gian, một số các cơ quan tổ chức đã suy giảm chức năng đáng kể, do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng rồi lại đáp ứng quá mạnh (nghĩa là liều điều trị rất gần với liều độc).

- Thường mắc nhiều thứ bệnh phối hợp; dùng thuốc điều trị bệnh này, có thể làm nặng thêm bệnh kia. Hơn nữa, việc điều trị nhiều loại bệnh sẽ dễ dẫn đến tương tác thuốc có hại.

- Hấp thu thuốc: Bộ máy tiêu hoá của người cao tuổi có nhiều thay đổi do giảm số lượng các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn, trong khi thuốc lưu lại trên đường tiêu hoá lâu hơn lại dễ gây nên các biến chứng trên đường tiêu hoá.

- Phân phối thuốc: Người già, khối lượng các mô giảm, do vậy khối lượng nước giảm mà khối lượng mỡ nói chung lại tăng lên. Do vậy các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng nồng độ; còn các thuốc tan trong mỡ sẽ bị chậm khởi đầu, nhưng lại tăng thời gian tác dụng, dễ dẫn đến tích luỹ gây độc.

- Chuyển hoá và thải trừ thuốc: Thuốc được thải trừ qua gan và thận là chủ yếu, nhưng ở người già, khối lượng gan và thận đều giảm; lượng máu đến cũng giảm do vậy ảnh hưởng tới chuyển hoá của thuốc; dễ dẫn đến tích luỹ và gây độc.

Một số nguyên tắc chung dùng thuốc ở người cao tuổi:

- Hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho người cao tuổi; tránh lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc được cho là "thuốc bổ".

- Nếu phải dùng thuốc thì dùng càng ít loại càng tốt, chọn các loại thuốc ít độc và hiệu quả cao.

- Liều dùng phải thích hợp với từng loại bệnh và luôn luôn xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi và hại; tương tác giữa các loại thuốc; chức năng gan - thận. Không để tình trạng chữa được bệnh này lại làm nặng thêm bệnh khác.

- Phải theo dõi, kiểm tra, đánh giá thường xuyên về hiệu quả cũng như tác dụng phụ của thuốc. Với các loại thuốc phải dùng kéo dài, nếu có thể được nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ để tránh hiện tượng tích luỹ thuốc.

                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công ty CP Nông lâm nghiệp Kim Bôi (xã Thanh Nông -Lạc Thuỷ) chưa làm tốt việc tập huấn kiến thức VSATTP cho nhân viên.
Không có hình ảnh

Trời trở lạnh, dễ suy tim

Thời tiết thay đổi, tai biến về tim mạch sẽ tăng cao nếu chúng ta thiếu nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và không lưu ý cách phòng tránh

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim thành công trên người

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Học viện quân y 103 đã phối hợp với chuyên gia trong nước và các chuyên gia Đài Loan, ghép tim thành công cho một bệnh nhân bị suy tim nặng, từ nguồn hiến tim là một người bệnh chết não.

Chủ động phòng, chống bệnh tả

(HBĐT) - Tính đến thời điểm ngày 30/5, số ca mắc tả toàn miền Bắc đã lên đến 112 người tại 5 tỉnh và thành phố đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hà Nam. Là một tỉnh giáp ranh với nhiểu ổ dịch, tuy chưa có ca nhiễm bệnh nào được phát hiện, nhưng đây là một bệnh rất dễ lây truyền nên công tác phòng, chống bệnh tả được đặt lên hàng đầu vào mùa nắng nóng.

Nắng nóng, khốn khổ khi đến viện

Nắng nóng kỷ lục đang hoành hành kèm theo tình trạng cắt điện liên miên, không khí ngột ngạt, oi bức khiến nhiều trẻ em, người già đổ bệnh. Trong cái nóng hầm hập, tại bệnh viện, các ông bố, bà mẹ vẫn ôm con mồ hôi nhễ nhại chen vai chờ đến lượt khám...

Truy bệnh tim bằng NT-proBNP

Xét nghiệm NT-proBNP sẽ giúp phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng

TP. Hồ Chí Minh: 70% đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường sẽ được tư vấn và theo dõi định kỳ

Ngày 16-6, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai Dự án phòng chống đái tháo đường (ĐTĐ) năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục