Trẻ nhỏ là nhóm có nguy cơ mắc cao mắc các bệnh dịch mùa hè.

Trẻ nhỏ là nhóm có nguy cơ mắc cao mắc các bệnh dịch mùa hè.

(HBĐT) - Thời tiết nắng nóng cộng với mưa nhiều là yếu tố thuận lợi để các dịch bệnh phát triển nhanh. Chính vì thế, mùa hè rất dễ mắc các bệnh về tiêu hoá, sốt xuất huyết, nguy hiểm nhất là bệnh viêm não. Đặc biệt, các bệnh này có khả năng lây truyền nhanh và dễ bùng phát thành dịch.

 

Để công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè đạt hiệu quả cao, Trung tâm YTDP thành phố Hoà Bình đã tập trung nguồn lực giám sát các ổ dịch cũ, tăng cường kiểm tra VSATTP, phối hợp cùng Bệnh viện đa khoa thành phố trong công tác điều trị, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân thực hiện tốt các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh.

 

Cùng với việc kiện toàn Đội chống dịch cơ động, Trung tâm YTDP thành phố đã chuẩn bị đủ cơ số thuốc, vật tư chống dịch như hoá chất Cloramin B khử khuẩn. Mọi hoạt động triển khai phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm được tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ được đẩy mạnh. Nhân tháng hành động vì chất lượng VSATTP vừa qua, các trạm y tế xã, phường đã cấp, phát được trên 1.000 tờ rơi tuyên truyền tới hộ gia đình, từ đó nâng cao ý thức, giúp người dân tự biết cách phòng bệnh. Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét, lực lượng y tế thành phố cũng hưởng ứng bằng hoạt động mít tinh, diễu hành. Ngoài ra, ở các tổ dân phố, cụm dân cư còn được cấp băng, đĩa CD tuyên truyền với việc duy trì thời lượng phát đều đặn, góp phần phục vụ công tác phòng, chống dịch.

 

Trong vài tháng qua, trên địa bàn thành phố xuất hiện rải rác một số dịch truyền nhiễm thường gặp trong mùa hè: quai bị, thuỷ đậu, thi thoảng gặp trường hợp cúm mùa, sốt phát ban dạng sởi. Đáng chú ý, dịch quai bị và thuỷ đậu lên tới 304 người mắc. Người mắc chủ yếu là học sinh trong các trường học, rải rác ở các trường mầm non và trường tiểu học Lý Tự Trọng. Tại khu dân cư, bệnh cũng xuất hiện rải rác, cá biệt có trường hợp người già trên 50 tuổi cũng mắc quai bị. Trước tình hình đó, Trung tâm YTDP thành phố và các trạm y tế xã, phường chủ động phối hợp với các nhà trường trên địa bàn, nhất là các điểm, khu dân cư có dịch tập trung hướng dẫn nhân dân ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không ăn thức ăn ôi, thiu, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân hàng ngày. Người trong vùng có nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp phải đeo khẩu trang, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Y tế cơ sở cũng tổ chức điều trị khỏi các trường hợp bệnh, hướng dẫn cách ly người bệnh tại gia đình để tránh việc lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc. Đến thời điểm này, tình hình dịch quai bị, thuỷ đậu đã tạm ổn định, trường hợp mắc bệnh ngày càng ít đi. Qua tuyên truyền, tư vấn, không ít người dân đã chọn liệu pháp tiêm vắc xin phòng dịch, có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Giám đốc Trung tâm YTDP thành phố cho biết thêm: Vào hè năm 2009 và một số năm trước, trên địa bàn có trường hợp bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả và có ca bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... là mối lưu tâm đặc biệt đối với ngành y tế dự phòng thành phố. Trung tâm vừa tích cực giám sát tại y tế cơ sở, các cụm dân cư, vừa tăng cường giám sát ổ dịch cũ tại xóm Đao, xã Hoà Bình và tổ 13B, phường Tân Thịnh. Ngoài ra còn tổ chức chiến dịch tẩm màn phòng bệnh sốt rét tại 10 xóm thuộc 2 xã Thái Thịnh và Yên Mông với tổng số 3.000 người dân được bảo vệ bằng hoá chất. Với nhiều nỗ lực trong công tác giám sát, tuyên truyền về bệnh, trên địa bàn thành phố chưa xuất hiện dịch sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm.

 

                                                                            Bùi Minh

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cảnh giác với thức ăn đường phố

(HBĐT) - Theo thống kê chưa đầy đủ, bình quân mỗi năm, tỉnh ta có khoảng 100 ca ngộ độc thực phẩm và hàng ngàn lượt người mắc các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Với thói quen trong ăn uống của đa số người dân và tình trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo thì nguy cơ nhiễm bệnh qua thực phẩm là không thể tránh khỏi.

Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm: Dùng thế nào để không thêm bệnh?

Viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Nhưng khi phản ứng viêm xảy ra quá mạnh thì phải dùng các thuốc chống viêm, trong số đó có loại thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm - được gọi chung là nhóm thuốc Non steroid.

Nhiệt miệng: Bệnh của mùa nắng nóng

Những ngày nắng nóng, thời tiết bên ngoài kèm một số thực phẩm mùa hè dễ gây nhiệt dẫn đến lở miệng là điều khó tránh khởi. Số trẻ bị lở miệng đến các phòng khám tăng cao. Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng khôn gphải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.

Trời trở lạnh, dễ suy tim

Thời tiết thay đổi, tai biến về tim mạch sẽ tăng cao nếu chúng ta thiếu nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và không lưu ý cách phòng tránh

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tim thành công trên người

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Học viện quân y 103 đã phối hợp với chuyên gia trong nước và các chuyên gia Đài Loan, ghép tim thành công cho một bệnh nhân bị suy tim nặng, từ nguồn hiến tim là một người bệnh chết não.

Chủ động phòng, chống bệnh tả

(HBĐT) - Tính đến thời điểm ngày 30/5, số ca mắc tả toàn miền Bắc đã lên đến 112 người tại 5 tỉnh và thành phố đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hà Nam. Là một tỉnh giáp ranh với nhiểu ổ dịch, tuy chưa có ca nhiễm bệnh nào được phát hiện, nhưng đây là một bệnh rất dễ lây truyền nên công tác phòng, chống bệnh tả được đặt lên hàng đầu vào mùa nắng nóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục