Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?
Insulin là gì?
Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.
|
Bệnh nhân điều trị ĐTĐ cần phải chích insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Lượng insulin thêm vào sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể không còn lo ngại về căn bệnh của mình nữa vì có nhiều cách thêm insulin hỗ trợ. Tuy nhiên không uống insulin được, vì khi đưa vào cơ thể bằng cách đó men tiêu hóa sẽ phá hủy insulin và mất tác dụng.
Insulin đưa vào cơ thể dạng tiêm (chích) là tốt nhất nhưng bệnh nhân thường có tâm lý sợ đau, sợ lên ký, sợ bị hạ đường huyết... dù hiện nay đã có nhiều loại kim tiêm không gây đau. Bác sĩ sẽ điều trị bắt đầu từ liều thấp, cho theo dõi đường huyết an toàn. Bên cạnh kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân. Bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 có stress, nhiễm trùng, chấn thương, mổ xẻ hoặc đã dùng thuốc liều tối đa kết hợp chế độ ăn và vận động hợp lý nhưng đường huyết vẫn không kiểm soát tốt mới buộc phải dùng insulin dạng tiêm. Tuy nhiên, khi đưa vào cơ thể, bệnh nhân phải nắm các kĩ thuật để hạn chế tình trạng thuốc không vào được bên trong cơ thể. Dụng cụ tiêm insulin vào cơ thể đa dạng: ống tiêm U40, U100, bút tiêm, bơm tiêm là những dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay.
Một số lưu ý khi tiêm insulin
Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bệnh nhân ĐTĐ nên học cách tự chăm sóc bản thân. Việc tiêm thuốc cần đảm bảo vệ sinh tối đa vùng tiêm thuốc và dụng cụ tiêm. Tiêm thuốc trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ. Sau khi dùng, lọ insulin phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nên trang bị máy thử đường huyết đối với bệnh nhân tiêm insulin, mục đích ngừa hạ đường huyết đột ngột, do đường huyết cao có thể hạ được, đường huyết thấp dẫn đến hôn mê sẽ trở tay không kịp. |
Trước khi tiêm, bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ thuốc ấm lên. Bên trong lọ thuốc sẽ có một viên bi nhỏ, có nhiệm vụ đảo đều thuốc khi bệnh nhân làm động tác xoa lọ thuốc. Rút một lượng không khí vừa với lượng thuốc cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng thuốc vừa với khoảng khí lúc đầu. Làm như vậy bệnh nhân sẽ xác định chính xác lượng thuốc cần đưa vào cơ thể. Sau khi có một lượng thuốc vừa đủ, bệnh nhân làm động tác chích thuốc. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo. Hiện nay các loại kim đã được thiết kế nhỏ, mỏng, khi tiêm vào theo đúng hướng, thuốc mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da. Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi thuốc đi vào máu nhanh nhất, lượng thuốc hấp thụ cao.
Việc tiêm insulin sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể do tiêm insulin không đúng phương pháp. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.
Theo Báo SKĐS
Những ngày nắng nóng, thời tiết bên ngoài kèm một số thực phẩm mùa hè dễ gây nhiệt dẫn đến lở miệng là điều khó tránh khởi. Số trẻ bị lở miệng đến các phòng khám tăng cao. Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng khôn gphải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.
Thời tiết thay đổi, tai biến về tim mạch sẽ tăng cao nếu chúng ta thiếu nhận thức về nguy cơ bệnh tim mạch và không lưu ý cách phòng tránh
Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Học viện quân y 103 đã phối hợp với chuyên gia trong nước và các chuyên gia Đài Loan, ghép tim thành công cho một bệnh nhân bị suy tim nặng, từ nguồn hiến tim là một người bệnh chết não.
(HBĐT) - Tính đến thời điểm ngày 30/5, số ca mắc tả toàn miền Bắc đã lên đến 112 người tại 5 tỉnh và thành phố đó là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Hà Nam. Là một tỉnh giáp ranh với nhiểu ổ dịch, tuy chưa có ca nhiễm bệnh nào được phát hiện, nhưng đây là một bệnh rất dễ lây truyền nên công tác phòng, chống bệnh tả được đặt lên hàng đầu vào mùa nắng nóng.
Nắng nóng kỷ lục đang hoành hành kèm theo tình trạng cắt điện liên miên, không khí ngột ngạt, oi bức khiến nhiều trẻ em, người già đổ bệnh. Trong cái nóng hầm hập, tại bệnh viện, các ông bố, bà mẹ vẫn ôm con mồ hôi nhễ nhại chen vai chờ đến lượt khám...
Xét nghiệm NT-proBNP sẽ giúp phát hiện sớm suy tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng