Trong bộ chuẩn này, trẻ trước khi vào tiểu học phải biết bật xa tối thiểu 50 cm, tự viết đúng tên mình, không mệt mỏi khi học liên tục khoảng 30 phút và biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân...

 

Thông tư quy định về Bộ chuẩn được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành hôm 23/7, bắt đầu có hiệu lực từ 6/9 tới.

Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Dự thảo về Bộ chuẩn được Bộ giáo dục Đào tạo đưa ra từ đầu năm 2009, xét đến 4 lĩnh vực phát triển là thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức và sẵn sàng với việc học, gồm 29 chuẩn với 129 chỉ số đánh giá.

Theo đó, về thể chất, trẻ 5 tuổi có thể nhảy xuống từ độ cao 40 cm và tiếp đất an toàn, chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây...

Về phát triển tình cảm và quan hệ xã hội, trẻ phải nói được họ tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố mẹ; có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi...

Về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, ngoài việc phát âm rõ ràng, không nói tục chửi bậy, trẻ phải tự viết được đúng tên mình, nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt...

Về phát triển nhận thức và sẵn sàng với việc học, bé có thể dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra, chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu.

Ngay sau khi dự thảo được đưa ra, có rất nhiều ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh cũng như các chuyên gia giáo dục về những nội dung trong đó. Không ít người lo ngại các chỉ số, nhất là về thể chất, là quá sức đối với trẻ.

Bộ chuẩn được áp dụng lần này về cơ bản vẫn giữ nguyên những nội dung trong dự thảo, gồm 4 lĩnh vực nhưng rút gọn còn 28 chuẩn với 120 chỉ số.

Một số chỉ số đã được sửa đổi cho phù hợp hơn, ví dụ như thay vì trẻ phải "chạy 18 m với thời gian nhiều nhất 5 giây" và "Trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân", thì Bộ chuẩn quy định các em có thể "chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây" và "Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất".

Bộ chuẩn cũng được bổ sung thêm một số chỉ số mới không có trong dự thảo như trẻ 5 tuổi phải biết hút thuốc lá là có hại và không lại gần người đang hút thuốc, hay tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.

Bộ chuẩn này được coi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

 

                                                                                 Theo VnExpress

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục