Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ nhu mô, tăng cường chức năng gan mà người tiêu dùng thường gọi là thuốc bổ gan. Các thuốc này nếu dùng đúng lúc sẽ hỗ trợ khi gan bị tổn thương hay bị rối loạn chức năng...

Nhóm hợp chất tổng hợp

- Cianidanol: Tăng cường nồng độ ATP ở gan, trung hòa gốc tự do, ổn định màng lysosom tế bào gan, tăng khả năng đáp ứng miễn dịch. Dùng trong viêm gan virut cấp mạn; bệnh gan do nghiện rượu; nhiễm độc gan cấp.

- Essential: Dạng tiêm có thành phần là các phospholipid chủ yếu (EPL) vitamin B12, D- pantotenat, vitamin PP, có tính năng điều hòa chức năng gan bị rối loạn, giúp cho sự tái tạo ti lạp thể ở gan, hoạt hóa hệ thống enzym ở đó và tham gia vào chức năng giải độc của gan. Dùng trong thoái hóa mỡ ở gan do các nguyên nhân khác nhau, viêm gan cấp hay mạn, xơ gan chớm phát, tổn thương chức năng gan do các bệnh khác.

- Flumeciol: Là chất cảm ứng enzym, bảo vệ nhu mô gan (nhờ có tính giải độc với một số hóa chất  thuốc). Thuốc dùng trong viêm gan do nhiễm độc (như ngộ độc thuốc gây rối loạn chuyển hóa gan), phòng vàng da cho trẻ sơ sinh.

- Methionin: Là acid amin cần thiết có chứa lưu huỳnh, có tính năng hướng mỡ , methyl- hóa, sulfu- hóa, chống thiếu máu, chống nhiễm độc. Dùng trong viêm gan do nhiễm độc thuốc các chứng thiếu máu thứ phát, ban xuất huyết (riêng lẻ hay phối hợp với vitamin B12), trong suy dinh dưỡng người lớn, trẻ em do bệnh tật, do ăn thiếu chất đạm. Methionin có thể gây buồn nôn, ngủ gà, nhiễm toan, tăng nitơ máu ở người suy chức năng gan thận.

Nhóm dược chất chiết xuất từ dược liệu, dược thảo

- Biphenyl dimethyl dicarboxylat (fortec, bedipha): Là chất tổng hợp, tương tự  schisandrin-C, giúp cho việc khử độc của gan; Tham gia vào quá trình tái tạo gan; Tăng đáp ứng miễn dịch giúp điều trị nhiễm độc miễn dịch; Bảo vệ gan, chống lại  tổn thương  gan do dùng rượu, thuốc; Làm giảm nhanh enzym gan ALT tăng bất thường, cải thiện đáng kể chức năng gan; Dùng hỗ trợ điều trị viêm gan do nhiễm virut, uống rượu, dùng thuốc, do gan nhiễm mỡ.

- Silibinin (Legalon): Là hỗn hợp  flavonoid chiết từ cây Silybum marianum asteraceae, có tính năng bảo vệ gan (ổn định màng tế bào, duy trì các chức năng nhu mô gan), hướng mỡ, kích thích quá trình tái tạo nhu mô gan. Dùng  bảo vệ nhu mô gan khi dùng các thuốc có độc với gan.

- Silymarin: Là chất chiết từ cây Cardus marianus, có tính năng và cách dùng  như  silibinin  hay phối hợp với silibinin (nói trên).

- Oraliver gồm cao đặc tổng hợp của diệp hạ châu đắng và bồ bồ. Tính năng chính của diệp hạ châu ức chế virut viêm gan B, làm giảm hay sạch kháng nguyên (HbsAg) của virut viêm gan B trong điều trị viêm gan B cấp, có khả năng phục hồi rõ rệt tế bào gan bị hoại tử, góp phần rút ngắn thời gian tự khỏi bệnh (nghiên cứu PGS.TS. Chu Quốc Trường - Bệnh viện YHCTTW), làm giảm enzym gan (bất thường do các nguyên nhân khác nhau), phục hồi chức năng gan, chống lại các tổn thương, bảo vệ gan. Kích thích tế bào tăng sản xuất mật, thông mật gan (nghiên cứu của Trường Đại học Dược Hà Nội). Do đó, được dùng trong điều trị viêm gan B thể mạn và có thể với cả thể cấp, viêm gan mạn cấp do mọi nguyên nhân, suy giảm chức năng gan, tiêu độc do lở ngứa dị ứng mụn nhọt (vì chức năng thải độc gan bị sút kém), bảo vệ và phục hồi chức năng gan bị suy giảm (do uống rượu bia dùng thuốc trị lao dài ngày); hỗ trợ điều trị xơ gan.

Một vài lưu ý khi dùng

Khi bị các bệnh về gan, phải  dùng thuốc đặc trị (viêm gan do virut thì dùng thuốc ức chế virut, viêm gan do rượu thì cai rượu). Tất cả các thuốc trên chỉ dùng để hỗ trợ gan. Khi vào cơ thể, thuốc nào (hóa dược, chất chiết xuất hay dược liệu) cũng buộc gan phải làm việc (chuyển hóa thành chất có lợi, giải hóa thành chất không độc).Thời điểm thuận lợi nhất dùng các thuốc hỗ trợ này là sau khi chính khả năng miễn dịch của cơ thể hay thuốc đặc trị đã đưa bệnh về trạng thái ổn định hay tương đối ổn định. Khi enzym gan ALT tăng bất thường, chức năng gan (kể cả chức năng giải độc gan) suy giảm thì dùng các thuốc hỗ trợ này. Khi gan trở lại bình thường thì ngừng thuốc.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục