Người lớn, trẻ lớn có khả năng mô tả được triệu chứng cơ năng khi bị mắc bệnh nhưng trẻ nhỏ không thể nói được vấn đề này. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ rất quan trọng, nó liên quan đến một số loại bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe kể cả tính mạng của trẻ. Mọi người cần quan tâm để chủ động ngăn chặn những nguy hại cho trẻ.
Ở trẻ nhỏ, khi bị khó thở thường biểu hiện 4 triệu chứng cơ bản như: nhịp thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè.
Triệu chứng thở nhanh
Triệu chứng thở nhanh được phát hiện bằng cách đếm nhịp thở. Nhịp thở được đếm dựa vào sự quan sát, nhìn lồng ngực di động của trẻ. Bình thường khi hít vào, lồng ngực nở ra và khi thở ra, lồng ngực co lại; sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Phải đếm nhịp thở khi người bệnh nằm yên, không gắng sức. Đối với trẻ nhỏ chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng sợ hãi hay quấy khóc. Dùng loại đồng hồ có kim giây để đếm nhịp thở và phải đếm trong vòng 1 phút, không được đếm nhanh trong 15 giây rồi nhân lên cho 4.
|
Nếu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cần phân loại tháng tuổi để đếm nhịp thở cho chính xác. Triệu chứng thở nhanh được xác định khi trẻ từ 0 - 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên, trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên và trẻ từ 1 – 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên. Nên lưu ý, phải nhìn vào ngực hoặc bụng của trẻ để có thể quan sát rõ sự di động của lồng ngực. Nếu quan sát không rõ, cần nói với người mẹ giúp đỡ vén áo của trẻ lên để có thể quan sát rõ hơn. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi thường có nhịp thở không đều. Vì vậy, nếu đếm lần thứ nhất thấy nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên thì phải đếm lại lần thứ hai. Nếu lần thứ hai, trẻ vẫn có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên mới được xác định là trẻ thở nhanh. Nếu lần thứ hai, trẻ có nhịp thở dưới 60 lần/phút, nên cố gắng đếm thêm một lần nữa trước khi có kết luận cuối cùng.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu xảy ra khi nhìn vào phần dưới của lồng ngực ở ranh giới giữa ngực và bụng bị lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ nhìn thấy dấu hiệu co rút các khe liên sườn hoặc bên trên xương đòn thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Khi thấy được dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện, chứng tỏ trẻ đang ở trong tình trạng khó thở. Để phát hiện được dấu hiệu này một cách rõ ràng, đề nghị người mẹ giúp đỡ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực xác định có giá trị khi xảy ra thường xuyên, rõ ràng và khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Ở những trẻ dưới 2 tháng tuổi, dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở mức độ nhẹ là biểu hiện bình thường vì thành ngực của trẻ còn mềm; lứa tuổi này nếu dấu hiệu rút Ở trẻ nhỏ, khi bị khó thở thường biểu hiện 4 triệu chứng cơ bản như: nhịp thở nhanh, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè.
Triệu chứng thở nhanh
Triệu chứng thở nhanh được phát hiện bằng cách đếm nhịp thở. Nhịp thở được đếm dựa vào sự quan sát, nhìn lồng ngực di động của trẻ. Bình thường khi hít vào, lồng ngực nở ra và khi thở ra, lồng ngực co lại; sự hít vào và thở ra được tính là một nhịp thở. Phải đếm nhịp thở khi người bệnh nằm yên, không gắng sức. Đối với trẻ nhỏ chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không ở trong tình trạng sợ hãi hay quấy khóc. Dùng loại đồng hồ có kim giây để đếm nhịp thở và phải đếm trong vòng 1 phút, không được đếm nhanh trong 15 giây rồi nhân lên cho 4. Nếu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cần phân loại tháng tuổi để đếm nhịp thở cho chính xác. Triệu chứng thở nhanh được xác định khi trẻ từ 0 – 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên, trẻ từ 2 - 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên và trẻ từ 1 – 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên. Nên lưu ý, phải nhìn vào ngực hoặc bụng của trẻ để có thể quan sát rõ sự di động của lồng ngực. Nếu quan sát không rõ, cần nói với người mẹ giúp đỡ vén áo của trẻ lên để có thể quan sát rõ hơn. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi thường có nhịp thở không đều. Vì vậy, nếu đếm lần thứ nhất thấy nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên thì phải đếm lại lần thứ hai. Nếu lần thứ hai, trẻ vẫn có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên mới được xác định là trẻ thở nhanh. Nếu lần thứ hai, trẻ có nhịp thở dưới 60 lần/phút, nên cố gắng đếm thêm một lần nữa trước khi có kết luận cuối cùng.
Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
Bình thường khi hít vào, không khí vào phổi làm lồng ngực phồng ra và căng lên. Trong trường hợp khi hít vào mà phần dưới lồng ngực ở chỗ tiếp giáp với ngực bị lõm vào là biểu hiện của dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu xảy ra khi nhìn vào phần dưới của lồng ngực ở ranh giới giữa ngực và bụng bị lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ nhìn thấy dấu hiệu co rút các khe liên sườn hoặc bên trên xương đòn thì không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Khi thấy được dấu hiệu rút lõm lồng ngực xuất hiện, chứng tỏ trẻ đang ở trong tình trạng khó thở. Để phát hiện được dấu hiệu này một cách rõ ràng, đề nghị người mẹ giúp đỡ nhẹ nhàng vén áo trẻ lên, có thể nhìn thấy rõ toàn bộ lồng ngực của trẻ. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực xác định có giá trị khi xảy ra thường xuyên, rõ ràng và khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Ở những trẻ dưới 2 tháng tuổi, dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở mức độ nhẹ là biểu hiện bình thường vì thành ngực của trẻ còn mềm; lứa tuổi này nếu dấu hiệu rút lõm lồng ngực mức độ nặng với sự lõm sâu và dễ thấy mới xác định là dấu hiệu của viêm phổi nặng.
Tiếng thở rít
Thở rít là tiếng thở thô ráp khi trẻ hít vào, thường xảy ra khi bị viêm thanh quản, nắp thanh quản bị phù nề, gây nên sự co thắt và hẹp lại, làm cản trở sự thông khí vào phổi. Vì vậy, trẻ phải gắng sức khi hít vào, tạo nên tiếng thở rít. Tiếng thở rít thường xảy ra và nghe thấy khi bị nhiễm virut do mắc bệnh cúm, á cúm, hợp bào hô hấp, sởi... hoặc bị nhiễm vi khuẩn do mắc bệnh bạch hầu, haemophilus influenza B, phế cầu... Ngoài ra, tiếng thở rít còn gặp trong các trường hợp trẻ bị dị vật cản trở đường thở, bị dị tật bẩm sinh hoặc do có nguyên nhân chèn ép ở khu vực thanh quản, khí quản...
Tiếng thở khò khè
Thở khò khè là tiếng thở nghe êm dịu hơn tiếng thở rít và phát hiện được khi trẻ thở ra. Sở dĩ nghe được tiếng thở khò khè vì có hiện tượng co thắt và tắc nghẽn phế quản nhỏ làm cho không khí khó đi ra khỏi phế nang khi thở ra. Trẻ phải cố gắng thở để đẩy không khí từ phổi đi ra ngoài, làm cho thì thở ra kéo dài hơn bình thường. Để phát hiện tiếng thở khò khè, cần ghé sát tai gần miệng trẻ để nghe, đồng thời quan sát nhịp thở ở kỳ thở ra và xác định. Tiếng thở khò khè thường gặp trong cơn hen suyễn, viêm tiểu phế quản... Một vấn đề cũng cần chú ý là nên hỏi xem trước đó trẻ có thở khò khè tương tự như hiện nay hay không? Nếu có thì thường xảy ra mấy lần trong năm. Nếu trẻ có triệu chứng thở khò khè ít nhất là 2 lần trong mỗi năm có thể xác định hiện tượng thở khò khè tái diễn. Những trường hợp này có thể nghi ngờ trẻ bị hen suyễn và nên đến cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
Biện pháp xử trí khi trẻ nhỏ khó thở
Khi phát hiện được các triệu chứng cơ bản của dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ như: nhịp thở nhanh, bị rút lõm lồng ngực khi thở, nghe được tiếng thở rít và tiếng thở khò khè đã mô tả ở trên. Cần đưa ngay bệnh nhi đến cơ sở y tế thuận tiện và phù hợp để được khám, chữa bệnh kịp thời vì đó là dấu hiệu có liên quan đến những bệnh cảnh lâm sàng nặng và nguy kịch, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng của trẻ. Tất cả các trường hợp này không nên tự mua thuốc điều trị và chăm sóc tại nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Mọi người, nhất là những bậc cha mẹ có con nhỏ cần quan tâm đến vấn đề này, không nên xem thường, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Các nhà thuốc, hiệu thuốc cũng phải xác định vai trò trách nhiệm của mình, giúp đỡ và hướng dẫn người bệnh đến ngay cơ sở y tế phù hợp khi gặp phải những trường hợp phát hiện có dấu hiệu khó thở ở trẻ nhỏ; góp phần thực hành tốt nhà thuốc đã được quy định.
Theo Báo SKĐS
Theo một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Y học British Medical Journal (BMJ) - Anh, lạm dụng các loại can-xi bổ sung trong điều trị bệnh loãng xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ 25-30%.
Diễn biến của dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) ở TPHCM tiếp tục phức tạp khi số bệnh nhi nhập viện ngày một tăng.
Nhiều người nhầm tưởng sau kỳ thi là con cái xả được stress nhưng thực tế tâm trạng các em vẫn rất căng thẳng, nhất là khi biết kết quả thi đạt điểm quá thấp
UBND tỉnh Quảng Trị hôm nay 3-8 đã ra quyết định công bố dịch sốt xuất huyết trên địa bàn và triển khai khẩn cấp các biện pháp khống chế, dập dịch
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có trên, dưới 10 cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh cháo dinh dưỡng, tập trung nhiều ở thành phố Hoà Bình. Gọi là cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh nhưng thực chất đây thường là quán ăn nhỏ lẻ, theo quy định được xếp vào mặt hàng thức ăn đường phố. Theo đó, việc quản lý được phân cấp cho các huyện, thành phố, các huyện, thành phố lại giao quản lý về đơn vị trạm y tế thị trấn, xã, phường.
Huyết áp được cho là cao khi vượt qua ngưỡng 140/90mmHg. Huyết áp có thể tạm thời tăng khi có những xúc động mạnh, căng thẳng, lo âu, sợ hãi; khi dùng chất kích thích như rượu, càphê; sau khi vận động, đi bộ, hoặc đến... phòng mạch bác sĩ. Do vậy, có thể cắt cơn cao huyết áp bằng những thủ pháp đơn giản...