Trạm y tế xã Trung Bì, huyện Kim Bôi là 1 trong số 78 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh.
(HBĐT) - Hệ thống y tế công lập từ tuyến tỉnh đến cơ sở được củng cố và phát triển. 210/210 xã, phường, thị trấn có trạm Y tế, trong đó có 78 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. Ngoài ra còn 171 cơ sở y tế tư nhân được cấp phép hoạt động, trong đó có 142 phòng khám chuyên khoa và 29 cư sở dịch vụ y tế. Bình quân 1 vạn dân có 6,6 bác sỹ và 21 giường bệnh.
Theo báo cáo phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, 3 năm qua, tỷ trọng đầu tư cho y tế đạt trên 6% tổng đầu tư xã hội. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh và một số phòng khám đa khoa khu vực đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp, mua sắm bổ sung thiết bị bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng nguồn vốn lên tới 341 tỷ đồng. Đến nay, các bệnh viện cơ bản đủ các khoa, phòng theo quy định. Thiết bị y tế hiện đại thường xuyên được mua sắm bổ sung, phục vụ tốt cho công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Một số trạm y tế xã ở các vùng khó khăn cũng đã và đang được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước thông qua vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án ổn định dân cư và phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, chương trình 135 và các nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài...
Hiện nay, hệ thống y tế công lập tuyến tỉnh gồm có 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh với quy mô 520 gường bệnh; 1 Bệnh viện Y học cổ truyền với quy mô 100 giường bệnh; 1 Bệnh viện Nội tiết có 40 giường bệnh và các Trung tâm Y tế dự phòng, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Phòng chống bệnh xã hội, Truyền thông giáo dục sức khỏe cấp tỉnh. Các huyện, thành phố đều có Bệnh viện đa khoa và phòng khám khu vực.
Bằng việc huy động từ cá nhân, doanh nghiệp, và sự tài trợ của nước ngoài, thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viên Đa khoa các huyện, thành phố đã thực hiện xã hội hoá các trang, thiết bị y tế để phục vụ cho công tác khám- chữa bệnh bằng các thiết bị kỹ thuật cao như: máy CT-Scanner, máy đo độ đông máu, máy siêu âm màu 4D, máy X- quang kỹ thuật số và máy đo độ loãng xương với tổng số vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Những phương tiện, thiết bị kỹ thuật cao đó đã hỗ trợ đắc lực cho công tác khám, chữa bệnh cho người dân góp phần hạn chế bệnh nhân chuyển viện lên tuyến trên và giảm chi phí cho người bệnh. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được nâng cao khi có sự hỗ trợ từ nguồn vốn viện trợ của ODA thông qua các dự án hợp tác quốc tế về y tế như: Dự án UNFPA, dự án y tế nông thôn, dự án JICA nâng cấp Bệnh viên Đa khoa tỉnh và tăng cường dịch vụ y tế tỉnh Hoà Bình, dự án nâng cấp các dịch vụ y tế cộng đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ từ các dự án này lên tới trên 470 tỷ đồng.
Từ những kết quả khả quan mà công tác xã hội hoá hoạt động y tế đã đem lại, Tỉnh uỷ đã xây dựng định hướng phát triển cho công tác y tế giai đoạn 2010-2015 với những mục tiêu cụ thể: Có 80% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế và đạt 8 bác sỹ/1 vạn dân, 100% trạm y tế có bác sỹ. 90% Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện đạt danh hiệu “ Bệnh viện xuất sắc toàn diện” và sẽ có 40% số lượt người khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ngoài công lập. Với sự đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng với việc triển khai Đề án “ đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh giai đoạn 2010-2020), sẽ là những bước tiến mới trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
Thuý Hằng
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.
Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.
Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội