Công tác viên y tế thôn bản thựuc hiện tuyên truyền sức khỏe tại hộ gia đình.

Công tác viên y tế thôn bản thựuc hiện tuyên truyền sức khỏe tại hộ gia đình.

(HBĐT) - Những năm gần đây, hệ thống truyền thông giáo dục sức khoẻ (GDSK) của tỉnh đã và đang được hoàn thiện và phát triển với một Trung tâm truyền thông GDSK tuyến tỉnh, 26 tổ truyền thông, 11 phòng truyền thông tuyến huyện, thành phố (trực thuộc các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, thành phố); 2.083 y tế thôn bản. Sự ra đời của các phòng truyền thông GDSK tuyến huyện, thành phố đã khẳng định một bước tiến quan trọng trong công tác truyền thông GDSK.

 

Thực hiện Đề án xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã với những tiêu chí về truyền thông GDSK đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống truyền thông đến tận cơ sở. Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã có 69/210 xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, chiếm 32,85%.

 

Các góc truyền thông của 210 trạm y tế xã, phường cũng đã được cung cấp các trang thiết bị để các góc tư vấn được hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. Cán bộ truyền thông thực hiện đa dạng hoá công tác truyền thông GDSK, tạo môi trường thuận lợi để người dân tự chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ thông qua các mô hình: Làng Văn hoá - Sức khoẻ; phong trào toàn dân vì sức khoẻ, xây dựng cộng đồng an toàn; Phòng chống tai nạn thương tích...

Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh còn thường xuyên phối hợp với một số đơn vị trong ngành tổ chức các  buổi mít tinh, cổ động diễu hành về tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống lao, HIV/AIDS. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội thực hiện tuyên truyền sâu rộng các kiến thức phòng chống dịch bệnh đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm như cúm A(H5N1), cúm A(H1N1)… Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người dân để có ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Tuyên truyền tại các cơ quan, xí nghiệp, trường học… nhất là ở các khu vực đang có dịch lưu hành.

Trong nhiều năm qua, hoạt động tập huấn về kỹ năng truyền thông cho cán bộ trạm y tế và cộng tác viên y tế thôn bản vẫn được Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh thực hiện thường xuyên. Mạng lưới y tế đã được củng cố và hoàn thiện từ tuyến tỉnh đến tận tuyến thôn, bản. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông vẫn còn gặp phải một số khó khăn: Đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên sâu còn thiếu, đội ngũ y tế thôn bản luôn thay đổi, cán bộ chuyên trách và cán bộ làm công tác truyền thông ở tuyến cơ sở phải kiêm nhiệm nhiều chương trình y tế.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trong đó có hệ thống truyền thông GDSK là hết sức cần thiết. Vì mục tiêu chính của hoạt động truyền thông tại cơ sở là đều nhằm hướng tới thực hiện nhiệm vụ là nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

 

                                                                          Kim Tuất

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục