Đại diện Dự án TW phát biểu chia sẻ với Hội nghị .
(HBĐT) - Ngày 30/9, Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị chuyên đề can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV tại tỉnh Hoà Bình với sự tham dự của đại diện đơn vị hỗ trợ Dự án khu vực, Ban quản lý Dự án Trung ương; Văn phòng thường trực PCMT - Bộ Công an,
Tham dự hội nghị, về phía tỉnh ta có đại diện HĐND, UBND tỉnh, BQL Dự án phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam - tỉnh Hoà Bình; các đơn vị sở: Y tế, LĐ - TB & XH, KH & ĐT, Nội vụ, GD & ĐT, Ban Dân tộc, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, LĐLĐ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân, Hội CCB... và đại diện 2 huyện triển khai Dự án là Mai Châu và thành phố Hoà Bình.
Theo kết quả đánh giá đáp ứng nhanh về tình hình sử dụng ma tuý và HIV/AIDS tại tỉnh Hoà Bình, đa số các trường hợp nhiễm HIV tại tỉnh là người nghiện chích ma tuý hoặc có liên quan đến ma tuý, trong đó 91,66% người nhiễm HIV là người nghiện chích ma tuý và 8,1% người nhiễm HIV qua đường tình dục khác giới. Nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C là rất lớn do tỷ lệ sử dụng lại bơm kim tiêm đã qua sử dụng rất cao. Người nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 20 - 30 (54%), nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn cũng đáng báo động trong nhóm người sử dụng ma tuý. Việc triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại nhằm hạn chế sự lây nhiễm HIV trong nhóm người sử dụng ma tuý, từ người sử dụng ma tuý ra cộng đồng là hết sức cấp bách, cần thiết có sự phối hợp liân ngành giữa y tế, công an cùng các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe ý kiến của nhà tài trợ, BQL Dự án Trung ương về mục tiêu của Dự án cũng như một số hoạt động can thiệp giảm tác hại sẽ được triển khai tại Hoà Bình; về tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam và tại Hoà Bình. Đơn vị hỗ trợ kỹ thuật khu vực chia sẻ kinh nghiệm và hiệu quả của chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và trong khu vực. Văn phòng thường trực Phòng chống ma tuý Bộ Công an báo cáo về tình hình sử dụng ma tuý và hiệu quả của chương trình bơm kim tiêm trong dự phòng lây nhiễm HIV, quan điểm của ngành Công an với việc triển khai chương trình bơm kim tiêm, bao cao su và một số tham luận của các ngành thma gia Dự án. Đại biểu cũng tập trung thảo luận thống nhất quan điểm, đồng thuận về các phương châm, tạo cơ chế phối hợp trong việc triển khai các hoạt động của Dự án trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Bùi Minh
Có rất nhiều nguyên nhân làm bé lười ăn, nhưng có một nguyên nhân là do thuốc. Thuốc ở đây có thể là thuốc kháng sinh (trụ sinh), thuốc đặc trị (lợi tiểu, ung thư...) kể cả thuốc bổ. Với bé, thông thường là do thuốc kháng sinh và thuốc bổ.
Những người bị các chứng nhức đầu do căng thẳng tâm lý, suy nhược thần kinh… cũng có thể tự thực hiện phương pháp chữa bệnh đông y này.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (từ 27 đến 29/9/2010) tại Khách sạn Công đoàn Việt Nam huyện Kim Bôi, Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tổ chức diễn đàn Tuyên truyền viên đồng đẳng chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS năm 2010 khu vực phía Bắc. Tham dự diễn đàn có 29 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc với hơn 100 tuyên truyền viên đồng đẳng.
(HBĐT) - Đến tháng 9/2010, Bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc đã thực hiện khám, chữa bệnh cho 50.120 lượt người, đạt 90% KH năm. Trong đó, bệnh nhân điều trị nội trú 7.000 lượt, công suất sử dụng giường bệnh đạt 180%. Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới trong khám, điều trị bệnh, góp phần thu hút lượng bệnh nhân, giảm thiểu các trường hợp chuyển tuyến trên.
Những hiện tượng ban đầu chính là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.
Mọi người có thể mắc triệu chứng đau lưng (ĐL) ngay cả tuổi còn rất trẻ và cũng không có sự phân biệt giàu – nghèo, giới tính cũng như chủng tộc, vùng địa lý (miền xuôi, miền ngược, nông thôn, thành thị). Tuy vậy, người cao tuổi (NCT) dễ mắc chứng đau hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi ĐL chỉ là một triệu chứng nhưng gây không ít phiền toái cho người bệnh.