Người cao tuổi (NCT) 60 hay 65 tuổi trở lên chiếm một tỉ lệ không lớn trong dân số (12%) nhưng số lượng thuốc nói chung sử dụng cho đối tượng này lại không nhỏ (50%). Và đặc biệt, tỷ lệ tai biến gây ra do thuốc lại thường gặp ở NCT nhiều hơn so với các lứa tuổi khác dưới 60. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở NCT do tác dụng phụ (ADR) của thuốc như: bồn chồn bất an, té ngã, trầm cảm, lú lẫn, rối loạn nhận thức, táo bón, tiểu tiện không kiểm soát, hội chứng ngoại tháp, rối loạn hoạt động tình dục, mất ngủ…

 sao NCT dễ bị tai biến khi dùng thuốc?

Nhiều công trình nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này và rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tai biến ở NCT khi dùng thuốc là:

- NCT thường hay đau ốm, phải thường dùng thuốc.

- NCT thường mắc nhiều bệnh mạn tính mà các bệnh này đòi hỏi nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh. Hơn nữa, người ta ghi nhận điều trị bệnh ở NCT thường dùng thuốc trong khoảng thời gian kéo dài hơn bình thường mới có tác dụng.

- NCT quá lo lắng về sức khỏe của mình nên thường dùng thêm thuốc, ngoài thuốc đã được thầy thuốc chỉ định, hoặc có người chưa đau ốm gì vẫn dùng thuốc, gọi là để “phòng” (nhất là thuốc trị cảm, đau nhức).

- Ở NCT, do trí tuệ giảm sút, thường hay nhầm lẫn trong sử dụng thuốc, đặc biệt là về liều lượng. NCT thường nhầm lẫn uống cùng lúc nhiều loại thuốc trị cảm khác nhau nhưng lại chứa cùng một loại dược chất (như dùng cùng lúc panadol, decolgen, efferalgan… và các thuốc này đều chứa dược chất chính là paracetamol) đưa đến quá liều gây ngộ độc.

- Do quá trình tích tuổi ảnh hưởng đến tính chất dược động học của thuốc đối với NCT (tức là quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể không bình thường) đưa đến những phản ứng bất ngờ và không có lợi của thuốc.

 Phải thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi.

Các nguyên tắc dùng thuốc ở NCT

Các nhà điều trị nên lưu ý các nguyên tắc dùng thuốc ở NCT như sau:

- Chỉ định dùng thuốc khi thật cần thiết và sau khi chẩn đoán chính xác.

- Bắt đầu bằng liều dùng thấp nhất có hiệu lực, kéo dài nhịp dùng thuốc thích hợp, tức số lần dùng thuốc trong ngày nên thưa hơn so với người trẻ tuổi.

- Lưu ý các điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ dùng thuốc (dạng thuốc thích hợp là dạng lỏng như: thuốc nước, hỗn dịch; chọn thuốc dùng ít lần trong ngày, tức nên chọn thuốc phóng thích dược chất kéo dài ngày uống một lần thay vì dùng thuốc thông thường ngày uống nhiều lần…).

- Hướng dẫn kỹ các chỉ dẫn dùng thuốc một cách rõ ràng và bảo đảm sự tuân thủ điều trị bằng lời lẽ thiện cảm thuyết phục, cũng như dành thời gian lắng nghe tâm tư của NCT.

- Theo dõi sát trong thời gian dài sự đáp ứng đối với tác dụng của thuốc ở NCT. Không thể suy diễn kinh nghiệm dùng thuốc ở người trẻ tuổi cho NCT.

- Lưu ý các thuốc tránh dùng cho NCT nói chung và NCT đang mắc một bệnh lý nào đó. Cần lưu ý có những dạng thuốc nên tránh dùng cho NCT đang mắc phải một bệnh như:

- Không dùng dạng thuốc sủi bọt đối với người bị bệnh tăng huyết áp, suy tim (dùng dạng thuốc sủi bọt luôn chứa muối natri sẽ làm bệnh nặng thêm).

- Không dùng thuốc chẹn bêta đối với NCT bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường hoặc bị bệnh lý mạch máu ngoại biên.

- Không dùng thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt, thuốc chống trầm cảm đối với người bị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hay bị táo bón.

- Không dùng thuốc glucocorticoid đối với NCT bị đái tháo đường.

Để phát huy tác dụng và hạn chế tác dụng phụ

Để phát huy cao nhất tác dụng điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất ADR, tức phản ứng có hại do thuốc gây ra, NCT cần lưu ý:

- Không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tốt nhất hãy dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, theo sự hướng dẫn của dược sĩ.

- Khi bác sĩ cho đơn thuốc, phải dùng đúng thuốc theo đơn đó, không tự ý dùng thêm hoặc thay đổi thuốc, thậm chí dùng thêm chế phẩm “thực phẩm chức nãng” khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn, những phản ứng bất thường, không nên tự bỏ, ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc mà nên trở lại khám bác sĩ đã chỉ định thuốc kể rõ sự việc để bác sĩ cho hướng xử trí.

- Đối với một số ADR thuộc loại gây khó chịu, có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh sinh hoạt, ãn uống để khắc phục như: không làm việc đòi hỏi sự tập trung tỉnh táo nếu dùng thuốc gây buồn ngủ, ăn nhiều rau cải, trái cây, uống nhiều nước nếu thuốc gây táo bón… NCT có thể tham khảo ý kiến với bác sĩ, dược sĩ về các biện pháp khắc phục này.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục