Rửa tay đúng cách là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trong ảnh: Nhân viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) rửa tay trước khi làm thủ thuật cho bệnh nhân
Tình trạng quá tải và nguồn kinh phí hạn hẹp khiến việc kiểm soát nhiễm khuẩn trở thành bài toán khó cho các bệnh viện ở TPHCM
Theo PGS-TS Lê Hoàng Ninh, Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng, mỗi năm VN có khoảng 600.000 trường hợp bị nhiễm khuẩn bệnh viện (BV). Điều này kéo theo một khoản chi phí khổng lồ do thời gian điều trị kéo dài (tăng từ 2-32 triệu đồng/trường hợp) và nhiều biến chứng nguy hiểm... Tuy nhiên, việc hạn chế nhiễm khuẩn BV hiện nay gặp rất nhiều khó khăn.
Rửa tay đúng cách là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trong ảnh: Nhân viên Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) rửa tay trước khi làm thủ thuật cho bệnh nhân
Kinh phí hạn hẹp
Kinh phí hạn hẹp đang khiến các BV khó xây dựng không gian BV kiểu mẫu. Bác sĩ Vũ Duy Minh, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Từ Dũ, cho biết một phòng bệnh theo tiêu chuẩn một chiều để tránh lây lan vi khuẩn từ chỗ bẩn sang chỗ sạch đòi hỏi nhiều điều. Trước hết, phải thiết kế lại toàn BV đồng thời gia tăng diện tích sử dụng để mật độ bệnh nhân tại phòng bệnh không quá dày. Đây là điều gần như bất khả thi trong hiện tại, bởi lẽ nó đòi hỏi một khoản kinh phí khổng lồ cùng một quỹ đất rộng hơn, những thứ không thể có một sớm một chiều.
Còn theo thạc sĩ – bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Bệnh nhiệt đới, khoản chi phí gia tăng khi đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ công tác này không thể tính vào tiền khám chữa bệnh, vì bệnh nhân ở đây đa số đều có hoàn cảnh khó khăn. “Những thứ cơ bản như các loại dung dịch rửa tay, cồn chuyên dụng đều rất đắt. Dù chúng tôi đã chọn lựa kỹ càng, ưu tiên dùng hàng nội để tiết giảm chi phí nhưng khoản tiền phải chi thêm không nhỏ. Một nhân viên y tế mỗi ngày phải rửa tay vài chục lần, chưa kể phải trang bị cho cả bệnh nhân và thân nhân” – bác sĩ Mẫn nói thêm.
Khó do quá tải
Tình trạng quá tải cũng đang gây khó cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của cả những BV tuyến trên. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn BV Nhi Đồng 1, cho biết: “BV quá tải không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị mà còn làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trở nên nặng nhọc hơn”.
BV Từ Dũ là BV lớn có hơn 1.000 giường nhưng tình trạng thiếu giường, thiếu phòng vẫn thường xuyên xảy ra. “Có những lúc bệnh nhân đông đến độ BV phải xoay xở đủ cách mới có chỗ cho bệnh nhân nằm, còn người nhà thì nằm, ngồi la liệt ngoài hành lang. Do phải ưu tiên phòng ốc cho bệnh nhân nên diện tích sử dụng cho các bộ phận hậu cần thiếu cũng gây thêm nhiều khó khăn cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn” – bác sĩ Vũ Duy Minh nói. Ông cho biết thêm rằng mật độ bệnh nhân dày còn khiến nguy cơ lây nhiễm chéo tăng cao.
Theo bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, quản lý một lượng người quá đông sinh hoạt tại BV không phải là điều đơn giản. Nhiều bệnh nhân, thân nhân có thói quen lười rửa tay, ăn uống không đúng nơi quy định, không mang dụng cụ bảo hộ khi vào các khoa lây nhiễm của BV, cũng tạo thêm áp lực cho công tác này.
Rất cần tự giác
Tại BV Phạm Ngọc Thạch, đơn vị chuyên về bệnh lao - bệnh đường hô hấp, bệnh nhân và thân nhân buộc phải sử dụng khẩu trang khi đi vào một số khu vực tại BV để phòng tránh lây nhiễm. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, nhiều chiếc khẩu trang sau sử dụng bị vứt bừa bãi ngay trên lối đi, thậm chí ngay bên cạnh thùng rác. Bác sĩ La Thị The, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cho biết: “Đông bệnh nhân nên chúng tôi rất khó nhắc nhở từng người bệnh, từng thân nhân thực hiện những quy định về rửa tay, bỏ rác đúng nơi quy định... mà chỉ có thể thông qua chương trình sinh hoạt Hội đồng Bệnh nhân để phổ biến và dán những bảng hướng dẫn hay nội quy tại buồng bệnh. Do vậy, sự tự giác của mỗi người là điều mà chúng tôi mong mỏi nhất. BV đông, phải phục vụ một lượng bệnh nhân lớn nhưng nhân viên y tế không nên vì thế mà bỏ qua những thao tác cơ bản, như rửa tay, sử dụng dụng cụ bảo hộ, xử lý cẩn thận các dụng cụ”.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà cũng cho rằng nhận thức đúng của người bệnh và thân nhân sẽ giúp công tác kiểm soát nhiễm khuẩn được nâng cao rất nhiều. Hiện BV Nhi Đồng 1 đã thường xuyên tổ chức chương trình sinh hoạt thân nhân, hướng dẫn cụ thể các thao tác rửa tay đúng quy cách, thay áo choàng và đeo khẩu trang khi thăm bệnh ở một số khu vực...
Khoản đầu tư cần thiết
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà, các BV cần xem kinh phí cho việc nâng cao chất lượng kiểm soát nhiễm khuẩn như một khoản đầu tư có hiệu quả dài lâu. Một quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ có thể giảm tới 30% số ca nhiễm khuẩn BV. Nếu tính trung bình một ca phát sinh chi phí thêm khoảng 15 triệu đồng thì khoản tiền để mua dung dịch vệ sinh tay, lắp đặt bồn rửa... là không cao. Hơn nữa, điều này còn giúp nâng cao chất lượng điều trị, giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ do nhiễm khuẩn BV. |
Theo NLĐ
(HBĐT) - Cũng như nhiều tỉnh, thành phố, các địa phương trong tỉnh đang đối mặt với tình trạng thiếu các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), vitamin A và thuốc kháng HIV (ARV). Tỉnh đang trình Thủ tướng Chính phủ có phương án tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Yêu cầu này được Bộ Y tế đưa ra trước tình trạng buôn bán tinh trùng, noãn, phôi, mang thai hộ vì mục đích thương mại tại một số địa phương.
Thời tiết nắng gắt kéo dài trong nhiều ngày khiến số bệnh nhân nhập viện tăng lên rõ rệt, trong số này đa phần là người già và trẻ em.
Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.
Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó nhấn mạnh việc cần nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc.
(HBĐT) - Ngày 27/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn.