Người lớn cần giữ khoảng cách an toàn khi sưởi ấm bằng củi cho trẻ nhỏ.

Người lớn cần giữ khoảng cách an toàn khi sưởi ấm bằng củi cho trẻ nhỏ.

(HBĐT) - Liên tiếp trong 3 tuần rét đậm, rét hại, khoa Ngoại - Chấn thương - Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã tiếp nhận 8 ca bỏng, trong đó, chủ yếu là trẻ nhỏ. Bác sĩ trưởng khoa Bùi Hoàng Bột cho biết: Các cháu nhỏ nhập viện phần lớn là bỏng do lửa, nước sôi, canh nóng, quạt sưởi.

 

Nặng nhất là trường hợp cháu Bùi Văn Tình, 10 tháng tuổi ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn). Cháu nhập viện trong tình trạng bỏng ở đầu, mặt, cổ. Bác sĩ xác định cháu bị bỏng độ 2, diện tích 5% kèm theo bỏng hô hấp và giác mạc mắt. Các bác sĩ đã tiêm giảm đau, truyền dịch, bù nước điện giải, tiêm kháng sinh phòng uốn ván, thay băng bỏng tại chỗ. Sau đó, cháu được chuyển tuyến điều trị tại Viện bỏng Quốc gia. Gia đình cháu Tình cho biết: Do trời quá rét nên hai bà cháu ở nhà đốt lửa sưởi ấm. Trong lúc để cháu dưới sàn ra sân buộc lại con trâu, cháu Tình đã bị ngã úp mặt vào đống lửa dẫn đến bỏng nặng. Cháu Hồ Thảo Anh, 2 tuổi ở tổ 5B, phường Phương Lâm (TPHB) cũng vừa nhập viện trong tình trạng bỏng và trợt da vùng bụng độ 2 do vấp ngã vào nồi nước nóng. Cháu Nguyễn Hoàng Giang ở tổ 10, phường Thịnh Lang (TPHB) lại bị bỏng do người lớn bất cẩn khi dùng quạt sưởi. Chị Nguyễn Thị Hoa, mẹ cháu cho biết: Cháu được 18 tháng tuổi. Chị bật quạt sưởi cho cháu đi vệ sinh khỏi rét. Khi đi ra ngoài đổ bô đã quên không tắt quạt sưởi, cháu đã đến gần và sờ tay vào quạt khi đó vẫn đang bật ở mức nóng nhất. Khi nghe con khóc thất thanh, chị chạy vào đã thấy tay con bị trợt da, bỏng sâu. Rất may cháu không bị điện giật.

Ông Đinh Thế Hải, Phó khoa Ngoại - Chấn thương - Chỉnh hình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Khi sơ cứu người bị bỏng, tốt nhất nên dội ngay nước mát vào vùng bị bỏng cho đến khi nhiệt độ hạ xuống rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Với người bị bỏng điện, quạt sưởi phải tắt ngay nguồn điện sau đó cũng dội nước mát cho hạ nhiệt. Tuyệt đối không dùng nước nắm, muối, xà phòng hay kem đánh răng bôi lên chỗ tổn thương. Vì các chất này đều có tính kiềm hoặc tính axit sẽ khiến bệnh nhân bị bỏng hai lần. Tai nạn bỏng xảy ra với trẻ em chủ yếu do sự lơ là của người lớn. Ở thành phố trẻ thường bị bỏng do quạt sưởi, nước nóng, than; ở nông thôn thường bị bỏng lửa, điện. Số ca nhập viện đã tăng cao khi nhiệt độ xuống thấp, nhu cầu sưởi ấm tăng. Tai nạn bỏng rất nguy hiểm, nếu không được điều trị tốt, kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề, lâu dài và tốn kém thời gian, tiền của như: sẹo giác mạc, mù mắt, sẹo mặt, sẹo co kéo cơ quan vận động, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính mạng. Có những trường hợp sau chữa bỏng, mặt mũi bị biến dạng, bệnh nhân phải đi tạo hình nhiều lần nhưng vẫn không được như cũ.

Dự báo thời tiết vẫn còn diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều trường mầm non và tiểu học có thể tiếp tục được nghỉ học. Trẻ ở nhà rất dễ bị bỏng do nhu cầu sưởi ấm. Ở lứa tuổi nhỏ, trẻ rất hiếu động nhưng chưa hiểu biết để có thể tự bảo vệ mình nên người lớn cần cẩn trọng phòng, tránh tai nạn bỏng cho con, cháu mình. Khi dùng quạt sưởi hay đốt lửa phải có sự giám sát của người lớn. Không để ổ cắm điện, nồi nước sôi, nồi canh nóng dưới thấp. Nên dùng phích có nắp xoáy để trẻ không dễ dàng mở và để ở nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ. Khi pha nước tắm không để trẻ lại gần.

Giữ ấm cho trẻ khi rét đậm là điều cần thiết nhưng theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cần phải đúng cách. Nhà ở cần che chắn kỹ, tránh gió lùa nhưng vẫn nên đảm bảo thoáng. Khi dùng quạt sưởi sẽ làm khô không khí gây ra khô niêm mạc dịch đường hô hấp dẫn đến viêm mũi, họng. Do đó, nên đặt một chậu nước nhỏ trong nhà để làm ẩm không khí. Tuyệt đối không đốt lửa, đun than trong phòng kín để sưởi ấm vì có thể gây ngạt khí CO2­­­­ dẫn đến tử vong.

                                                        

                                                                                            Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục