Cán bộ Trạm y tế xã Ngọc Mỹ  (Tân Lạc) chăm sóc sức khỏe nhân dân trong xã.

Cán bộ Trạm y tế xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) chăm sóc sức khỏe nhân dân trong xã.

(HBĐT) - Vào một ngày trung tuần tháng 12/2010, chị Trần Thị N. 21 tuổi ở xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đến sinh nở tại Trạm y tế xã. Lúc đầu đến Trạm, sức khỏe chị vẫn bình thường nên các y sĩ vẫn để chị sinh tại Trạm. Đến lúc sinh thì các bác sĩ mới biết chị bị rách cổ tử cung. Trước đây, chị đã có tiền sử bị bệnh nhưng lần đầu sinh ngại không nói với các bác sĩ, y sĩ. Với những ca khó, điều kiện ở trạm y tế xã không thể xử lý được và nguy cơ tử vong là rất cao.

 

Trước tình hình đó, Trạm y tế xã quyết định không chuyển chị lên tuyến trên, triển khai sơ cứu ban đầu và gọi các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc trợ giúp. Lúc đó đích thân bác sĩ Trần Quốc Mạnh, Phó Giám đốc bệnh viên Đa khoa huyện về cứu sống chị và con. Trước đó trong một lần về công tác tại xã, ông Vũ Binh, Trưởng phòng Tài chính huyện Tân Lạc đột ngột bị tụt huyết áp xuống 60/20. Tiền sử bệnh của ông là huyết áp cao đột ngột hạ xuống. Lúc này, người ông cứng đờ không cử động được. Trước tình huống đó,  Trạm y tế xã quyết định để bệnh nhân ở trạm sơ cứu ban đầu rồi điện thoại trực tiếp với các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa huyện đến xử lý tình huống. Khi bệnh nhân đã ổn định huyết áp rồi mới chuyển tuyến. Chị Bùi Thị Sung,  Trưởng trạm y tế xã Ngọc Mỹ cho biết: Đây là hai ca bệnh mà Trạm y tế xã chưa bao giờ gặp. Lúc đó nếu chuyển tuyến trên mà không cấp cứu thì bệnh nhân sẽ tử vong trên đường đi. Với điều kiện vật chất, con người như trước đây, Trạm y tế xã không thể chữa được những ca cấp cứu nghiêm trọng như vậy.

 

Ngọc Mỹ là xã vùng 2 của huyện Tân Lạc có hơn 1.200 hộ với hơn 5.000 nhân khẩu ở 19 thôn, xóm. Xã có 3 xóm đặc biệt khó khăn.  Xóm xa nhất cách trung tâm xã 19 km đường rừng. Cả xã có 31% là hộ nghèo, trình độ dân trí thấp nên điều kiện chăm sóc sức khỏe còn nhiều khó khăn. Hầu hết các bệnh nhân đến khám - chữa bệnh tại Trạm y tế xã đều thuộc diện BHXH. Hiện, đối tượng sàng lọc có trên 1.000 người, trong đó đang điều trị các bệnh có trên 100 người và số người điều trị thường xuyên khoảng trên 40 người và 26 người bỏ điều trị vì điệu kiện kinh tế. Trạm y tế xã có 7 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 điều dưỡng, 1 hộ sinh, 1 dược sĩ. Trong vài năm gần đây, Trạm đã được Dự án nâng cấp dịch vu y tế cộng đồng do hai chính phủ Việt Nam- Bỉ hợp tác đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo y - bác sĩ tại cơ sở đã nâng cao được chất lượng phục vụ bệnh nhân ngay từ tuyến xã. Dự án đã đầu tư trang thiết bị, nguồn nước, công trình vệ sinh, xây dựng mô hình khám, chữa bệnh tại trạm như chẩn đoán tư vấn, kê đơn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Các y sĩ tại trạm được đi tập huấn tại tỉnh Quảng Nam, Yên Bái và nước bạn Thái Lan. Với năng lực khám - chữa bệnh tại trạm y tế ngày càng nâng cao nên bệnh nhân đến khám tại trạm ngày càng nhiều, giảm tải cho các tuyến trên. Nếu như trước đây mỗi tháng có khoảng từ 30 - 40 bệnh nhân đến khám, đến nay đã có từ 140-160 bệnh nhân đến khám - chữa bệnh. Để phối hợp khám - chữa bệnh, triển khai phòng dịch bệnh hàng tháng, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc tổ chức giao ban chuyên môn giữa bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng và các trạm y tế xã. Qua các cuộc giao ban này đã nâng cao kiến thức, năng lực cho các trạm y tế xã, đồng thời phối hợp khám - chữa bệnh cấp cứu cho bệnh nhân từ tuyến xã lên tuyến huyện.

        

                                                                                   Việt Lâm

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục