Điều kiện VSATTP ở các cơ sở giết mổ tư nhân còn bất cập

Điều kiện VSATTP ở các cơ sở giết mổ tư nhân còn bất cập

(HBĐT) - Gà, vịt, lợn, nội tạng động vật trong quá trình sơ chế được “cải thiện” trọng lượng nhờ bơm căng nước, trở nên tươi lâu nhờ trộn với hàn the... Mánh lới mà không ít hộ kinh doanh, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn đang áp dụng không dừng lại ở hành vi “móc túi” người tiêu dùng mà nghiêm trọng hơn cả là mối nguy hại tới sức khoẻ. Được biết, lâu nay, hoá chất bảo quản hàn the đã bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.

 

Thâm nhập lò giết mổ gia cầm

 

“Toạ lạc” tại khu vực chợ Phương Lâm (thành phố Hoà Bình), cơ sở giết mổ của bà Ng. Th. K. có thâm niên trên dưới chục năm cung cấp ra thị trường các sản phẩm vịt, gà qua sơ chế. Trong không gian ẩm thấp, ám mùi tanh tưởi, vợ chồng chủ lò đồng thời là thợ chính đã quá quen với việc làm thịt gia cầm trong điều kiện không đảm bảo về VSATTP. Mấy năm gần đây, có thêm máy đánh lông gà, vịt, công đoạn tốn nhiều thời gian nhất với những người làm nghề kinh doanh, giết mổ gia cầm được rút ngắn. Cũng nhờ vậy, mỗi ngày, giết mổ có đến gần trăm con gà, vịt do hàng khách đặt.

 

Chỉ vài giờ đồng hồ là cả đống gà, vịt đã hoàn tất các công đoạn từ cắt tiết, nhỏ lông, rút, rạch nội tạng... Thoăn thoắt dùng xi lanh hút nước đã chế một lượng vừa đủ hàn the từ chiếc thau, váng bẩn ngay cạnh, chồng bà K. thành thạo hoàn tất công đoạn sau cuối: bơm nước vào phần lườn, đùi gia cầm trước khi xuất chúng khỏi lò. Một gia đình liền kề nhà bà K. sau một hồi than thở về thứ mùi khó ở mà lò mổ này bắt các hộ xung quanh phải chịu đựng, tiết lộ thêm: Mẹo bơm nước có pha hàn the để tăng trọng lượng gà, vịt, làm chúng trở nên căng mọng, đẹp đẽ, đẫy đà đã được bà K. áp dụng từ 6- 7 năm nay. Hãi nhất là nước vặt lông gà cũng được “gian thương” này tay tận dụng, không ngần ngại.

 

Mánh lới trên cũng được nhiều lò giết mổ gia súc, gia cầm và hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ở các chợ sử dụng nhằm thu lợi, bất chấp nguy cơ mất VSATTP, lây lan mầm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Qua công đoạn này, mỗi con vịt, gà tăng trọng lượng lên từ 50g- 100 g. Riêng khoản bơm nước vào thực phẩm mỗi ngày, những người như bà K.đút túi không dưới mấy trăm nghìn đồng. Người tiêu dùng không tránh khỏi tâm lý lo lắng, bất an trước những con số đáng báo động về tình trạng sản phẩm bị ô nhiễm ở khâu sơ chế: lượng tồn dư hoá chất và tăng trọng trong thịt gia súc, gia cầm là 11%, hoá chất bảo quản cho thêm vào thịt là 7%, dụng cụ bị ô nhiễm là 5%. Trong khi đó, việc kiểm soát các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không dễ dàng gì.

 

Phổ biến không kém món “gà bơm nước” là món “trễ (tử cung lợn) bơm nước” bày bỏn trờn th? tru?ng. Trong khi trễ “xịn”, không bơm nước có giá khá cao, từ 130.000- 140.000 đồng/kg, ngay tại chợ Phương Lâm, trễ căng mọng, rất bắt mắt  chỉ được bán với giá 70.000- 80.000 đồng/kg. Vì tâm lý ham rẻ hoặc không biết, nhiều bà nội trợ đã mua về. Tuy nhiên, chỉ một mũi dao chích nhẹ, nước được bơm sẽ chảy hết ra ngoài, chỉ còn lại cái trễ nhăn nheo, bé xíu. Trong điều kiện VSATTP ở chợ Phương Lâm còn hạn chế hiện nay, việc người bán hàng bơm nước bẩn vào trễ là điều khó tránh khỏi. Cuối buổi chiều, một số loại thực phẩm không còn giữ được vẻ tươi ngon như buổi sáng. Để đánh lừa “thị giác, khứu giác” người tiêu dùng, các chủ hàng thịt lợn nhúng miếng thịt vào nước hàn the. Thịt cũ nhúng hàn the sẽ không có mùi ôi, thiu và được trà trộn lẫn với thịt tươi để bán cho người dân. Tuy nhiên, chỉ những người “sành” đi chợ mới nhận ra thịt nhúng hàn the vì có màu trắng tái, không đỏ như màu thịt tươi.

             

Người dân thận trọng khi lựa chọn thực phẩm

 

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn thành phố Hoà Bình có 6 điểm giết mổ gia cầm lớn, chưa kể số cơ sở tư nhân ở các chợ cóc, chợ lẻ. Công tác kiểm soát giết mổ cũng chỉ tổ chức triển khai, thực hiện ở chừng mực nhất định. Có một thực tế là trong khi thị trường giết mổ gia cầm thường sôi động vào các buổi chiều, lực lượng chức năng chỉ đủ lực làm kiểm dịch vào buổi sáng. Vấn đề kiểm dịch thực phẩm gà, vịt tươi sống bày bán tại các chợ vào buổi chiều gần như “buông lỏng”.

 

Ngoài “điểm nóng” là thị trường thành phố Hoà Bình, hiện tượng này tồn tại ở nhiều nơi khác như: Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn, Lạc Thuỷ…  Ông Phạm Vĩnh Xương- chi cục phó Chi cục Thú y khẳng định: Trong kiểm dịch, kiểm soát gia cầm giết mổ, cán bộ kiểm dịch đã phát hiện nhiều trường hợp “gà bơm nước, trễ bơm nước hoặc thịt lợn nhúng hàn the”. Tuy nhiên, các biện pháp xử phạt có tính chất răn đe, hiệu quả chưa cao”.

 

Cận kề Tết Tân Mão, nhu cầu thực phẩm tươi sống của người dân rất lớn, giá cả hàng hoỏ leo thang. Vấn đề “gian thương” bơm nước vào thực phẩm hoặc sử dụng hoá chất độc hại để bảo quản thực phẩm không thể lường hết. Để giải quyết được vấn đề này, xây dựng một khu giết mổ gia cầm tập trung là cần thiết. Ngành Thú y phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, quản lý thị trường… thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm.

 

Thời gian qua đã có không ít những cảnh báo tác hại của sử dụng thịt ướp hàn the, gà bơm nước. Hàn the có tác dụng làm cho thực phẩm dai nhưng nếu ngộ độc hàn the cấp tính có thể gây rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy cấp tính, triệu chứng thần kinh, sốc dẫn đến tử vong. Dùng lâu dài sẽ làm tổn thương gan, co quan sinh dục dẫn đến ung thư. Nước bẩn được bơm vào gà, trễ…chứa các loại vi khuẩn phổ biến như E.coli, salmonella…gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, thương hàn; vi khuẩn có ở ruột, vào máu. Do đó, người tiêu dùng thông thái cần biết cách lựa chọn thực phẩm tươi sạch, an toàn. Tốt nhất nên chọn thực phẩm có bao bì, tên cơ sở, hạn sử dụng, ngày sản xuất rõ ràng.

 

                                                             Bùi Minh - Dương Liễu

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục