Để phòng ngừa các bệnh “từ trên trời rơi xuống” do nhiễm vi rút, vi khuẩn, bạn nên lưu ý 8 thói quen sau:

 

 
Rửa tay nơi công cộng không đúng cách sẽ không thể có được bàn tay sạch

1. Súc miệng

 

Theo nghiên cứu của Nhật, mỗi ngày dùng nước trắng súc miệng có thể làm giảm nguy cơ cảm cúm. Những người dùng nước trắng súc miệng hàng ngày có tỉ lệ mắc bệnh cảm cúm thấp hơn 36% so với những người khác. Từ đó, có thể thấy cách súc miệng đơn giản cũng có tác dụng phòng chống các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất hiệu quả.

 

2. Tắm hơi

 

Theo 1 nghiên cứu của  Đức, những người không thích tắm hơi có tỉ  lệ mắc bệnh cảm lạnh cao gấp 2 lần những người cứ 1 tuần đi tắm hơi 2 lần.

 

3. “Tút” lại bàn chải

 

Làm nóng bàn chải  bằng lò vi sóng trong 10 giây, có thể diệt các vi khuẩn gây bệnh cảm cúm và một số bệnh khác.

 

Thực tế, sau khi bạn dùng bản chải đánh răng, bàn chải của bạn đã biến thành “nôi” cho vi khuẩn sinh sôi. Bởi vậy, trước khi đánh răng, bạn nên cho bàn chải vào lò vi sóng để diệt khuẩn; hay đơn giản hơn, sau khi bị cảm lạnh, hoặc 1 tháng/lần, bạn nên thay bàn chải mới.

 

4. Thường xuyên rửa tay

 

Đa phần các vi khuẩn lây bệnh cảm cúm và cảm lạnh đều thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp. Trung tâm nghiên cứu sức khoẻ của Hải quân Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu với 36.000 binh sĩ, yêu cầu mỗi người phải rửa tay 5 lần/ngày. Kết quả cho thấy, tỉ lệ mắc các bệnh đường hô hấp của các binh sĩ này giảm 45%.

 

5. Rửa tay 2 lượt/lần

 

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Columbia khi kiểm tra tay của các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mặc dù sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn nhưng nếu chỉ rửa tay 1 lượt/lần, tác dụng loại trừ vi khuẩn sẽ không được như mong muốn. Bởi vậy, nếu bạn thực sự không muốn “kết bạn” với các chứng cảm cúm hay cảm lạnh, tốt nhất nên rửa tay 2 lượt mỗi lần.

 

6. Cách giữ vệ sinh tay nơi công cộng

 

Nghiên cứu cho thấy, phần lớn chúng ta khi sử dụng các công trình vệ sinh công cộng đều không thể rửa sạch tay một cách hiệu quả, bởi mỗi người khi ra khỏi khu vệ sinh công cộng đều phải tiếp xúc với tay nắm cửa. Do vậy sau khi rửa tay, bạn nên dùng một tờ giấy ăn lót tay để tắt vòi nước, và dùng một tờ khác lau khô 2 tay. Sau đó dùng tờ giấy đó lót tay để mở cửa phòng vệ sinh. Cách này nghe có vẻ thật rắc rối, nhưng đó là lời khuyên từ Trung tâm khống chế các tật bệnh của Mỹ đưa ra, nhằm giúp bạn tránh không bị các vi khuẩn lây bệnh “xâm hại”.

 

7. Lau mũi, không nên xì mũi

 

Theo một nghiên cứu của  Đại học Virginia, cảm cúm không thể “hành hạ” bạn quá lâu. Các  nhà khoa học dùng tia X quang và thuốc nhuộm đã phát hiện ra khi bạn dùng lực để xì mũi, vẫn sẽ có một chút dịch “ngoan cố” lưu lại trong hốc mũi bạn. Vậy nếu bạn cần xì mũi, bạn có thể xì một cách nhẹ nhàng, không cần phải dùng sức quá mạnh.

 

8. Dùng khuỷu tay che miệng khi ho, hắt xì

 

Bạn không nên dùng tay che miệng khi ho hay hắt xì. Làm vậy vô hình chung đã lưu giữ các vi khuẩn lại trên tay bạn. Từ đó bạn có thể lây truyền cho mọi người xung quanh. Bởi vậy, nếu không có khăn tay lúc muốn hắt xì hay ho, bạn có thể dùng khuỷu tay để che miệng hay mũi.

 

 

 

                                                                               Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Huyện uỷ Tân Lạc trao bằng khen của T.Ư Hội Chữ thập đỏ cho tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác chữ thập đỏ.
Điều kiện VSATTP ở các cơ sở giết mổ tư nhân còn bất cập

Cao Phong: 301 con trâu, bò nhiễm bệnh LMLM

(HBĐT) - Khởi phát vào ngày 14/1 ở xã Yên Lập (Cao Phong) với 24 con trâu, bò mắc bệnh. Đến 20/1, toàn huyện có tổng số 301 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng. Do phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời nên toàn huyên lúc này mới chỉ có 2 con chết. Xã có số lượng trâu, bò mắc bệnh nhiều nhất là Yên Lập với 67 con, Tây Phong 65 con.

Thu giữ hơn 8 tấn bánh kẹo "bẩn"

Hơn 8 tấn bánh kẹo, mứt "bẩn" đã bị Phòng Cảnh sát kinh tế Q.6 (TP.HCM) phối hợp với Đội Quản lý thị trường 5A phát hiện và thu giữ trong hai ngày 19 và 20.1.

Cúm A/H1N1 đã chiếm 30% bệnh nhân cúm

Ngày 20.1, TS Trần Thanh Dương - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho hay: Hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ tháng 10.2010 đến nay đã ghi nhận 39 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H1N1 đại dịch rải rác tại 8 tỉnh, TP: Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, TPHCM, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Nam Định, Hà Nội.

TPHCM “Ăn” 25 viên thuốc peritol, cháu bé 3 tuổi nhập viện

Thấy con ngủ lì bì, miệng nói sảng kèm theo triệu chứng co giật, kiểm tra lọ thuốc nằm cạnh bé gia đình phát hiện 25 viên peritol đã không cánh mà bay. Tại bệnh viện kết quả kiểm tra cho thấy bé S. bị ngộ độc loại thuốc trên.

Ăn nhiều rau giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim

Các nhà khoa học châu Âu đã vừa phát hiện ra rằng những người ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả sẽ giảm được nguy cơ bị tử vong bởi bệnh tim do thiếu máu cục bộ (IHD) - hình thức bệnh tim phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở châu Âu.

Cao Phong dồn sức đối phó với dịch lở mồm long móng

(HBĐT)- Từ đầu tháng 1 đến nay, thời tiết rét đậm rét hại khiến đàn trâu, bò tại nhiều địa phương trong tỉnh bị chết rét. Tại huyện Cao Phong, bên cạnh những lo lắng đàn gia súc chết do thời tiết người chăn nuôi ở đây cũng đang phải đối mặt với dịch LM-LM có nguy có bùng phát trở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục