Đoàn viên, thanh niên thành phố Hòa Bình tham gia truyền thông DS/KHHGĐ.

Đoàn viên, thanh niên thành phố Hòa Bình tham gia truyền thông DS/KHHGĐ.

(HBĐT) - Nhận thức sâu sắc về tính chiến lược, tầm quan trọng của công tác DS/KHHGĐ đối với sự phát triển bền vững của cả tỉnh. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành đoàn thể trong tỉnh đã tích cực vào cuộc thực hiện công tác DS/KHHGĐ.

 

Trong đó, đặc biệt coi trọng thực hiện “Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng đặc biệt khó khăn”, góp phần quan trọng giúp tỉnh cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về DS/KHHGĐ năm 2010. 

 

Để chiến dịch đạt được hiệu quả thiết thực, trong năm qua, theo sự chỉ đạo của BCĐ công tác DS/KHHGĐ tỉnh, 100% huyện, thành phố và các xã thuộc địa bàn đã thành lập BCĐ, ban điều hành thực hiện chiến dịch. Cùng với đó, ngay từ đầu năm, Chi cục DS/KHHGĐ đã chủ động chuẩn bị thuốc thiết yếu, trang thiết bị, phương tiện tránh thai kịp thời phục vụ KHHGĐ trong chiến dịch.

 

Giúp người dân nâng cao nhận thức về vấn đề CSSKSS/KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội, các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các ban, ngành, đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo ngành dọc tham gia công tác truyền thông chuyển đổi hành vi SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho hội viên nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên…Ban Dân số các xã làm chiến dịch đã tích cực vào cuộc phân công người truyền thông chuyển đổi hành vi trên hệ thống truyền thanh của xã và truyền thông trực tiếp. Theo đó, toàn tỉnh đã tổ chức 330 cuộc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, 12 buổi mít tinh cổ động, 11 cuộc nói chuyện chuyên đề về SKSS/KHHGĐ. Toàn tỉnh cũng thành lập 11 đội lưu động, huy động 890 cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã tham gia chiến dịch với tổng kinh phí đầu tư là 717 triệu đồng, trong đó ngân sách Chương trình mục tiêu 626 triệu đồng và ngân sách bổ sung của địa phương 91 triệu đồng.

 

Qua 2 đợt chiến dịch thực hiện được tại 114 xã của 11 huyện, thành phố, vượt 11 xã so với kế hoạch. Về gói dịch vụ KHHGĐ đã đình sản được 157 ca, đạt 133% kế hoạch; đặt dụng cụ tử cung 6.387 ca đạt 107%; tiêm thuốc tránh thai thực hiện 5.821 ca, đạt 342%; cấy thuốc tránh thai thực hiện 325 ca, đạt 104%; uống thuốc tránh thai 20.926 ca, bằng 237%; sử dụng bao cao su 9.269 ca, bằng 180% kế hoạch. Về gói dịch vụ phòng - chống viên nhiễm đường sinh sản, các địa bàn thực hiện chiến dịch đã tuyên truyền, vận động được 19.826 phụ nữ đi khám phụ khoa. Qua đó có 9.685 chị em được phát hiện bệnh và được tư vấn, điều trị kịp thời.

 

Từ kết quả đạt được của chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn” đã góp phần đáng kể giúp tỉnh cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu về công tác DS/KHHGĐ với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,12%; tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 79,2% và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 3,2%.

 

                                                                        Hoàng Nga

 

Các tin khác

Một bệnh nhân phỏng là trẻ em đang điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tân Lạc: Trên 300 triệu đồng trợ giúp người nghèo, nạn nhân CĐDC

(HBĐT) - Ngày 21/1, Hội CTĐ huyện Tân Lạc đã tổng kết công tác hội và phong trào vận động hiến máu tình nguyện năm 2010; triển khai nhiệm vụ năm 2011.

Rùng mình, thực phẩm sơ chế chứa nước bẩn, hàn the

(HBĐT) - Gà, vịt, lợn, nội tạng động vật trong quá trình sơ chế được “cải thiện” trọng lượng nhờ bơm căng nước, trở nên tươi lâu nhờ trộn với hàn the... Mánh lới mà không ít hộ kinh doanh, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn đang áp dụng không dừng lại ở hành vi “móc túi” người tiêu dùng mà nghiêm trọng hơn cả là mối nguy hại tới sức khoẻ. Được biết, lâu nay, hoá chất bảo quản hàn the đã bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Cao Phong: 301 con trâu, bò nhiễm bệnh LMLM

(HBĐT) - Khởi phát vào ngày 14/1 ở xã Yên Lập (Cao Phong) với 24 con trâu, bò mắc bệnh. Đến 20/1, toàn huyện có tổng số 301 con trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng. Do phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời nên toàn huyên lúc này mới chỉ có 2 con chết. Xã có số lượng trâu, bò mắc bệnh nhiều nhất là Yên Lập với 67 con, Tây Phong 65 con.

Thu giữ hơn 8 tấn bánh kẹo "bẩn"

Hơn 8 tấn bánh kẹo, mứt "bẩn" đã bị Phòng Cảnh sát kinh tế Q.6 (TP.HCM) phối hợp với Đội Quản lý thị trường 5A phát hiện và thu giữ trong hai ngày 19 và 20.1.

Cúm A/H1N1 đã chiếm 30% bệnh nhân cúm

Ngày 20.1, TS Trần Thanh Dương - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho hay: Hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ tháng 10.2010 đến nay đã ghi nhận 39 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H1N1 đại dịch rải rác tại 8 tỉnh, TP: Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, TPHCM, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Nam Định, Hà Nội.

TPHCM “Ăn” 25 viên thuốc peritol, cháu bé 3 tuổi nhập viện

Thấy con ngủ lì bì, miệng nói sảng kèm theo triệu chứng co giật, kiểm tra lọ thuốc nằm cạnh bé gia đình phát hiện 25 viên peritol đã không cánh mà bay. Tại bệnh viện kết quả kiểm tra cho thấy bé S. bị ngộ độc loại thuốc trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục