Nhiều trẻ bị các tật khúc xạ nhưng không được phát hiện sớm đã làm cho các em khó khăn trong cuộc sống và học tập, thậm chí sa sút học tập và dẫn đến tâm lý sợ học, ngại đến trường, giảm sự giao tiếp với bạn bè. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lựa chọn những loại kính phù hợp với trẻ.
Bảo vệ mắt của trẻ
Nếu như một trẻ cần thiết có chỉ định phải đeo kính mà không đeo thì không thể có được sự phát triển bình thường của cơ quan thị giác và như vậy không thể có thị lực bình thường được. Do vậy, đeo kính ở trẻ em mang lại những mục đích sau:
- Để mang lại thị lực tốt hơn cho trẻ, từ đó giúp cho trẻ có cuộc sống và sinh hoạt tốt hơn với môi trường xung quanh; Để giúp cho mắt thẳng trục nhãn cầu trong trường hợp bị lác mắt; Để tăng cường thị lực của mắt kém. Đó là khi có sự khác biệt về khúc xạ giữa hai mắt: một mắt bình thường và mắt kia bị viễn thị, cận thị hoặc loạn thị và cần thiết phải đeo kính; Đeo kính để bảo vệ mắt còn lại trong trường hợp mắt kia đã bị kém không còn khả năng điều trị.
Kiểm tra thị lực cho trẻ để chọn kính phù hợp. |
Khi nào cần đeo kính?
Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những dấu hiệu của các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ), cần đưa trẻ đi khám tại các chuyên khoa mắt. Khám mắt toàn diện sẽ giúp cho thầy thuốc nhãn khoa xác định được trẻ có cần đeo kính hay không. Thông thường, sau khi đã tra giãn đồng tử bằng thuốc liệt điều tiết, việc đo khúc xạ bằng soi bóng đồng tử (skiascopy) cho phép bác sĩ xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt, từ đó sẽ đưa ra lời khuyên cho bố mẹ trẻ là có cần đeo kính hay không và số kính cần thiết mà trẻ phải đeo.
Một kính lắp đúng với gọng vừa vặn và đẹp về thẩm mỹ sẽ vô cùng quan trọng với trẻ. Gọng kính đeo phải thoải mái và đảm bảo đúng tâm kính với tâm đồng tử. Mắt kính làm bằng chất liệu polycarbonate sẽ giúp bảo vệ mắt trẻ được tốt hơn, nhất là với trường hợp chỉ còn một mắt.
Trẻ sử dụng kính hai tròng trong trường hợp nào?
Hiếm khi trẻ em cần phải đeo kính hai tròng. Đôi khi trẻ bị lác trong cũng cần phải đeo kính hai tròng giúp cho cải thiện độ lác khi nhìn gần. Ngoài ra, trẻ đã mổ thể thuỷ tinh cũng cần kính hai tròng để nhìn gần và đọc sách.
Tóm lại, các tật khúc xạ của trẻ ngày càng gặp nhiều vì áp lực học tập nhiều, thói quen xem tivi, máy tính, chơi điện tử… Do vậy, để giảm các tật khúc xạ này, cha mẹ trẻ cần quan tâm toàn diện đến trẻ từ thời gian học tập, ánh sáng khi trẻ học bài, các thức ăn giàu vitamin A bổ dưỡng mắt... Khi trẻ có các biểu hiện giảm thị lực vì bất kỳ lý lo nào cũng cần đưa trẻ đi khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, trong đó đeo kính cũng là vấn đề quan trọng.
Theo Báo SKĐS
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chính thức khuyến cáo người dân không nên sử dụng bình sữa trẻ em bằng nhựa trong PC.
Không treo biển hiệu, không có thời gian khám chữa bệnh cụ thể, thế nhưng hằng ngày rất nhiều bệnh nhân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đến giao tính mạng của mình cho một phòng khám không được cấp phép.
Trao đổi chất rất quan trọng đối với sức khoẻ nhưng có bao giờ bạn để ý yếu tố nào ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể chưa? Thử tìm hiểu nhé.
(HBĐT)- Theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ KH-CN ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô, xe máy, từ ngày 15/11/2008, các loại MBH sản xuất, nhập khẩu phải đảm bảo phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và gắn dấu hợp quy CR mới được đưa ra thị trường.
Trước thông tin người dân ở nhiều nước như Mỹ, Nga, Hàn Quốc… đổ xô đi mua thuốc potassium iodide nhằm phòng ngừa nhiễm các chất phóng xạ, tại Việt Nam đã có hiện tượng nhờ người thân hay tìm mua thuốc này trên mạng trực tuyến.
Người ta đã tính có tới 50% bệnh nhân đến gặp thầy thuốc vì triệu chứng đau. Bởi vậy, dù chỉ là thuốc chữa triệu chứng, nhưng thuốc giảm đau vẫn cần phối hợp dùng trong điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên dùng thuốc theo bậc thang giảm đau, trong đó với các trường hợp đau nặng (bậc 3) như đau do ung thư, do bỏng nặng hoặc chấn thương nặng... thì phải dùng đến morphin và các dẫn chất của nó. Thuốc dễ gây ra hiện tượng quen thuốc, nghiện thuốc, vì vậy chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của thầy thuốc, dùng đúng liều lượng và đúng thời gian ấn định.