Không treo biển hiệu, không có thời gian khám chữa bệnh cụ thể, thế nhưng hằng ngày rất nhiều bệnh nhân ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đến giao tính mạng của mình cho một phòng khám không được cấp phép.

 

Chữa bệnh mãi không khỏi

Trong vai người bệnh, chúng tôi tìm đến phòng khám bệnh “chui” có địa chỉ tại số 22 phố Nguyễn Quang Bích, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau gần một giờ đồng hồ chờ đợi tôi được nhân viên ở đây giới thiệu lên gặp “bác sĩ Hiệp”. Sau khi kể vắn tắt bệnh tình, bà Hiệp hướng dẫn tôi nằm lên giường bệnh để khám. Sau hàng loạt các động tác như đo huyết áp, ấn bụng, co chân phải, chân trái, rồi duỗi thẳng… bà Hiệp cho biết chắc chắn bị rối loạn tụy (một loại bệnh không giống như tôi đã miêu tả - PV), cần phải đi làm xét nghiệm máu, chụp Xquang dạ dày ngay để kịp thời điều trị.

 Người dân chờ khám bệnh tại phòng khám “chui”. Ảnh: PV 

Tôi chưa kịp phản ứng, bà Hiệp gọi ngay một nhân viên của mình từ tầng 3 xuống hỗ trợ bằng cách lấy giấy khám bệnh, rồi tự tay cô này ghi các yêu cầu làm xét nghiệm?!

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, mỗi bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám này đều được bà Hiệp trực tiếp khám, chỉ định điều trị. Đối với những trường hợp phải siêu âm ở dạng thông thường sẽ được thực hiện ngay tại phòng khám với 2 máy siêu âm đặt tại 2 gian phòng trên tầng 2, còn những ca phải xét nghiệm sinh hoá máu, chụp Xquang, CT… đều được gửi đi làm tại các nơi khác. Tiếp đến, người bệnh quay lại cơ sở để được kê đơn thuốc và mua thuốc ngay tại phòng khám về uống với giá rất cao.

Anh Bùi Đức Thành (ở Văn Giang, Hưng Yên), một bệnh nhân từng khám ở cơ sở này cho biết: Tôi bị bệnh đau dạ dày đến nhờ bà Hiệp khám. Sau quá trình khám, làm các xét nghiệm theo yêu cầu được bà Hiệp kê đơn thuốc với hơn chục loại thuốc mang về uống (mỗi đơn xấp xỉ gần 3 triệu đồng). Tuy nhiên, nhiều lần uống thuốc xong thấy mặt mũi tối sầm, đầu óc choáng váng, đi tiểu rất khó khăn nhưng vì muốn khỏi bệnh tôi vẫn cố uống. Mãi sau này không thấy khỏi tôi phải tìm tới Bệnh viện Bạch Mai khám điều trị lại. Rất may các bác sĩ ở đây phát hiện những đơn thuốc mà tôi dùng trước đó không phù hợp với căn bệnh, nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Tương tự, bệnh nhân Nguyễn Thanh Tùng (ở Hà Nội) cho biết thêm: Tôi bị bệnh tiêu hoá và bị viêm xoang, uống thuốc do bà Hiệp kê đơn mấy năm trời mà vẫn không khỏi. Nhiều lúc uống xong thấy người mệt mỏi, lịm dần đi. Lo lắng hiện tượng khác thường, gọi điện thoại hỏi thì bà Hiệp trả lời là không có vấn đề gì, cứ tiếp tục uống chắc chắn bệnh sẽ khỏi. Đến nay bệnh chẳng những không khỏi mà số tiền mua thuốc tại phòng khám này lên tới hàng chục triệu đồng, đó là chưa kể tới mỗi đơn thuốc được bà Hiệp kê tới 12 - 15 loại thuốc. Mãi sau này tìm hiểu tôi mới biết việc kê thuốc nhiều như vậy là vi phạm quy định của ngành y tế. Thật hú vía khi trót đánh đu sức khoẻ của mình tại phòng khám đó, anh Tùng nhấn mạnh.

Lối vào phòng khám chui.

Không có trình độ chuyên môn vẫn khám bệnh (?!)

Mặc dù không treo biển hiệu và “núp” dưới phòng chăm sóc sắc đẹp nhưng hằng ngày phòng khám “chui” của bà Hoàng Hương Hiệp đón tiếp rất đông bệnh nhân đến khám. Phần lớn trong số họ đều đặt niềm tin vào vị “bác sĩ” này để mình có thể mau chóng khỏi bệnh.

Thế nhưng, theo như lời của một giáo sư, tiến sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hiện đang công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội cho biết: Kể từ khi quen biết với bà Hoàng Hương Hiệp và sau này cộng tác làm việc mới phát hiện ra bà Hiệp không có chuyên môn y. Cụ thể, rất nhiều lần bà Hiệp chỉ định nhiều bệnh nhân không có bệnh nhưng vẫn chỉ định đưa đi làm xét nghiệm, kê đơn thuốc để kiếm tiền của người bệnh. Tương tự, một tiến sĩ chuyên ngành ngoại khoa hiện đang làm việc tại một bệnh viện có uy tín trên địa bàn Hà Nội cho biết: Tôi được bà Hiệp giới thiệu đã từng học chuyên ngành ngoại khoa của Trường đại học Y Hà Nội. Do tin tưởng cho nên cách đây gần 2 năm tôi phải đi công tác đột xuất trong khi đó có người nhà bỗng dưng lên cơn đau bụng dữ dội, tôi có nhờ chị Hiệp qua xem giúp. Sau khi chị Hiệp khám, kê đơn thuốc tại cơ sở của chị cho đứa cháu uống. Về nhà tôi phát hiện số thuốc uống quá nhiều, cháu bé bị bí tiểu nên tôi phải kê đơn lại cho cháu uống. Hơn nữa tôi cũng từng học chuyên ngành ngoại khoa, sau này có tìm hiểu một số thông tin về chị Hiệp nhưng họ đều trả lời không biết người này (!)

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Phòng y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã bước đầu tiến hành thanh kiểm tra cơ sở của bà Hiệp. Bà Hiệp là ai? Có bằng cấp gì không? Bao nhiêu bệnh nhân đã bị bịp? Chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tới độc giả trong các số báo tiếp theo.

                                                                 Theo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục