Sâu răng là sự tiêu huỷ chất vôi của men răng và ngà răng do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây tổn thương thành lỗ sâu, làm gãy răng, sứt mẻ răng, nhiễm khuẩn phần mềm quanh răng…

Vì sao bị sâu răng?

 Nhiều nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố gây bệnh sâu răng là: vi khuẩn, chất đường và thời gian mà vi khuẩn và chất đường bám dính ở răng. Vi khuẩn gây sâu răng trú ẩn ở lớp mảng bám răng. Đường có trong thức ăn uống. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20 phút - 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành các mảng bám răng, chúng làm lên men đường tạo ra acid, ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng gây ra sâu răng.

 Răng còn bị ăn mòn bởi môi trường acid trong miệng, quá trình này không có mặt của vi khuẩn. Đây là quá trình mất mô cứng của răng (men răng, ngà răng) tiến triển không thể đảo ngược. Mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid tồn tại trong miệng. Các acid trong thức ăn gồm acid citric, phospholic, ascorbic, malic, tartaric, carbonic, có nhiều trong các loại hoa quả chín và nước ép hoa quả, giấm và nước uống có ga. Nhiều nghiên cứu cho thấy: Người thường xuyên uống nước ép hoa quả, nước uống có ga, ăn dưa chua, cà muối chua, các loại trái cây chua như khế, cam quýt, tầm duột, me, sấu… bị ăn mòn răng ngày càng nặng.

Thức ăn nào có thể gây sâu răng?

 Đường ăn thông thường (saccarose) là loại gây sâu răng nhiều nhất, tiếp đến là đường glucose, fructose, maltose. Các loại đường này có trong đường ăn, bánh kẹo, mật ong, mật mía, trái cây chín, mía, thốt nốt, nước ngọt... Chất đường trong thức ăn uống dính lâu trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm lên men. Đối với chất tinh bột có trong lương thực như gạo, ngô, khoai, sắn, đậu: nhiều nghiên cứu cho thấy chúng ít gây sâu răng. Do đó, những người ăn nhiều tinh bột, ăn ít các loại đường có mức sâu răng thấp. Trái lại những người ăn ít tinh bột, nhưng ăn nhiều đường bị sâu răng nhiều hơn. Tinh bột thô ít gây sâu răng, hỗn hợp tinh bột và saccarose gây sâu răng nhiều hơn. Các loại thuốc dùng cho trẻ em như kháng sinh, vitamin, xirô ho... chứa một lượng lớn đường, vì vậy chúng có thể gây tăng tốc độ sâu răng. Trẻ em còn bị sâu răng do bú bình: thói quen của một số gia đình cho con bú lúc đi ngủ, vào giường với bình sữa cho đến khi trẻ ngủ; nhiều bà mẹ quá chiều con hoặc cho trẻ ngậm bình trong khi ngủ để giải quyết tình trạng trẻ quấy khóc ban đêm. 

 Bánh ngọt, đồ uống có ga là loại thức ăn gây nguy cơ sâu răng cao.

Nên ăn uống thế nào để phòng bệnh sâu răng?

Để phòng ngừa sâu răng, chúng ta nên ăn uống theo những khuyến cáo sau đây: chỉ ăn đường dưới 500g/người/tháng sẽ giảm đáng kể nguy cơ sâu răng. Chất ngọt thay thế đường loại ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng. Các loại ít ngọt tuy bị vi khuẩn trong miệng chuyển hoá nhưng với tốc độ rất chậm nên có thể xem là an toàn. Tương lai, thuốc dùng cho trẻ em cũng dùng các chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỷ lệ sâu răng cho trẻ.

Thức ăn giàu canxi, vitamin D có trong sữa, rau quả xanh, cá, phomat... giúp chống mòn răng, rụng răng và loãng xương ở người cao tuổi. Phomat rất giàu chất canxi, khi ăn phomat chất canxi bám vào bề mặt răng có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid rất hiệu quả. Vấn đề là cần tuyên truyền cho nhân dân ta có thói quen ăn phomat. Các loại rau quả không gây hại cho răng gồm: rau xanh các loại, dưa chuột, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, mướp, dưa gang… giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bám. Nên ăn 200g/bữa và ăn đều đặn hàng ngày. Tuy nhiên có những rau quả gây hại cho răng như: chuối, chà là, nho, cà chua, đậu hà lan, quả sung, táo ngọt, lựu, cam, quýt, quất, me chua, sấu, tầm duột... do chứa nhiều carbohydrat hoặc acid ăn mòn răng. Vì vậy, chúng ta nên dùng xen kẽ loại rau quả gây sâu răng với loại không gây sâu răng thì vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa phòng ngừa được sâu răng. Để hạn chế tối đa quá trình ăn mòn răng, cần hạn chế số lượng và số lần uống nước có ga.

Giữ vệ sinh răng miệng

 Nên súc miệng ngay sau khi ăn hay uống đồ ngọt. Chải răng mỗi ngày 2 – 3 lần, tốt nhất là buổi sáng khi thức dậy, sau các bữa và trước khi đi ngủ. Nên dùng kem đánh răng có fluor. Lưu ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây, vì khi đó lớp men răng đang mềm hơn do tác dụng của acid hữu cơ trái cây, bàn chải sẽ mài mòn men răng. Đợi khoảng 30 phút sau để nước bọt có thời gian phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng rồi hãy chải răng. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời gian răng của bé tiếp xúc với đường và các acid từ hoa quả. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt. 

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ dân số xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) chú trọng tuyên truyền công tác DS- KHHGD đến chị em phụ nữ.
Số đông người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nông sản được đưa về từ chợ huyện.

Cảnh báo tình trạng lờn thuốc

Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới (7.4) là "Chống kháng thuốc! Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa".

Ăn để… giải sầu

Thói thường, theo “đường xưa lối cũ”, con người ta ăn để sống, còn muốn giải sầu thì lại mượn đến men rượu, hương trà. Thế nhưng đó là “chuyện cũ bỏ qua”. Bây giờ, người ta lại dùng một thứ tiêu khiển khác: ăn để giải sầu. Đây là một vấn đề mà người ta xem là “chuyện nhỏ” nhưng thật tình nó là một việc hệ trọng cần phải lưu tâm. Giới chuyên môn gọi hiện tượng này là “ăn do cảm xúc” (emotional eating).

Lạc Thủy: Hưởng ứng Tháng hành động vì chất lượng VSATTP

(HBĐT) - Sáng 20/4, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ban và một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Kiểm tra công tác triển khai “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhân Tháng hành động vì chất lượng VSATTP từ ngày 15/4 – 15/5, ngày 19/4, Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã kiểm tra công tác triển khai thánh hành động tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

Trên 23% xã không có phòng kỹ thuật KHHGĐ

(HBĐT) - Những năm gần đây, các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đã từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng y tế tuyến cơ sở. Song, so với hướng dẫn quốc gia của Bộ Y tế, cơ sở CSSKSS tại tuyến xã vẫn còn nhiều bất cập.

Đông y trị yết hầu thũng thống

Trên báo SK&ÐS Chủ nhật số 58, chúng tôi đã giới thiệu các phương thuốc điều trị theo thể ngoại cảm phong hàn, ngoại cảm phải dịch độc thời khí, dương minh tích nhiệt; trong số này chúng tôi giới thiệu tiếp phương thuốc điều trị thể đàm hỏa, khí hư, tỳ can uất và thận hư cảm nhiễm ngoại tà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục