Thường xuyên sử dụng máy tính có hại cho tim, phổi.

Thường xuyên sử dụng máy tính có hại cho tim, phổi.

Có những thói quen hoặc do tính chất công việc bạn phải tiếp xúc với một môi trường mà bạn tưởng rằng vô hại đối với sức khoẻ, song theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây những yếu tố môi trường đó là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh và phá hủy sức khoẻ chúng ta.

Ngồi gần máy móc và thiết bị điện tử thường xuyên gây hại cho tim, phổi

Công việc văn phòng luôn khiến chúng ta bận rộn xung quanh các thiết bị máy móc. Một vài thiết bị không thể thiếu trong các công sở đó là máy tính, máy phôtô coppy và một số thiết bị văn phòng khác được xem là nguyên nhân gây hại cho sức khoẻ, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do liên quan đến thiếu vận động và stress. Ngoài ra, kết quả khảo sát mới đây về tình trạng sức khoẻ của các nhân viên làm việc trong các văn phòng vừa cho thấy: phòng đặt các loại máy móc phục vụ công việc văn phòng là một trong những nơi không khí chứa nhiều tạp chất và bụi rất có hại cho sức khoẻ hệ hô hấp.

Các nhà khoa học chuyên ngành hô hấp tại Trường đại học Birmingham, Mỹ cho biết: xung quanh chiếc máy phôtô coppy – một thiết bị phổ biến trong các văn phòng – không khí luôn có chứa rất nhiều bụi giấy và chất hoá học có tên gọi VOC rất có hại cho hệ hô hấp. Những người làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với máy phôtô coppy thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc với các bụi giấy trong không khí. Bên cạnh đó là nguy cơ tắc nghẽn mạch máu do thiếu ô xy dẫn tới tỉ lệ mắc bệnh tim mạch tăng cao. Theo giáo sư Jon Ayres – chuyên khoa hô hấp – Trường đại học Birmingham, sự ô nhiễm không khí xung quanh nơi đặt các máy phôtô coppy hoạt động liên tục còn có thể là nguyên nhân làm gia tăng các trường hợp mắc hen suyễn, đột quỵ, đau tim và thậm chí cả ung thư.

Chạy bộ bên lề đường làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp

Một cuộc khảo sát của trường đại học Imperial College – thành phố London – Anh  tiến hành trên các đường phố ở thủ đô London – Anh mới đây vừa cho biết: những người có thói quen chạy bộ dọc theo đại lộ Marylebone và một số đường phố đông đúc khác ở London đã hít phải một lượng khí ô nhiễm tương đương với việc hút thuốc lá trong vòng 48 phút. Nguyên nhân là bởi khi chạy bộ, hệ hô hấp và hệ tim mạch phải vận động tích cực hơn bình thường, trong khi đó đường phố - nơi các phương tiện giao thông qua lại tấp nập – lại là nơi có nồng độ cao khí thải cacbonic và nhiều khí thải độc hại khác. Những người chạy bộ trên lề đường có nguy cơ hít phải khí thải độc hại cao, đặc biệt là khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ diesel, dẫn tới nguy cơ bị mắc các bệnh về phổi.

Ngoài ra, kết quả kiểm tra của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Edinburgh – Anh quốc còn cho thấy: những người có thói quen đi bộ hoặc tập thể dục dọc lề đường đông xe cộ qua lại có nguy cơ mắc stress và bệnh tim mạch cao gấp 3 lần bình thường.  Xét nghiệm máu ở những người này cho thấy nồng độ protein t-PA thấp hơn bình thường, điều này làm ngăn cản quá trình lưu thông máu và gia tăng tình trạng vón cục trong các mạch máu, dễ dẫn tới bệnh tim mạch.

Nguy cơ nhiễm độc do sử dụng thường xuyên hoá chất tẩy rửa

Nên mở cửa sổ để tiếp nhận không khí trong lành.

Các sản phẩm làm sạch, khử mùi không khí và các hoá chất dùng để tẩy rửa thảm, lau màn hình tivi, máy tính… không hề vô hại như nhiều người vẫn tưởng. Trong thành phần của chúng có chứa rất nhiều hoá chất, khi sử dụng có thể lưu lại trong không khí các hoá chất hữu cơ dễ bay hơi rất có hại cho sức khoẻ có tên gọi là VOCs – một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, hen suyễn và ung thư. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Curtin – Australia, những hoá chất có trong các sản phẩm làm sạch, tẩy rửa có tác động rất nguy hại đến sức khoẻ trẻ nhỏ, làm gia tăng tình trạng hen suyễn ở trẻ dưới 3 tuổi. Thay vì sử dụng các sản phẩm khử mùi không khí, chúng ta nên mở cửa sổ để tiếp nhận không khí trong lành mỗi ngày.

Nước mưa - yếu tố gây độc

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, không khí ngày càng trở nên bị ô nhiễm và hiện tượng mưa axít xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới. Những cơn mưa này mang theo nó các bụi bẩn, các thành phần hoá chất ô nhiễm do khí thải công nghiệp tích tụ lại dưới các đám mây. Vào mùa hè, thời điểm cuối ngày là thời điểm nồng độ khí ô nhiễm lên cao nhất và những cơn mưa xuất hiện vào thời điểm này mang theo rất nhiều tạp chất ô nhiễm. Chạy bộ ngoài trời mưa hoặc tiếp xúc với nước mưa chứa nhiều khí, bụi ô nhiễm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các ca mắc bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thời điểm tốt nhất để đi dạo bộ ngoài trời đó là sau khi mưa tạnh, đó là lúc không khí vừa được gột sạch bụi bẩn và các hoá chất độc hại đã được trút xuống.

                                                                   Theo Báo SKĐS 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục