Sự rối loạn các thành phần của đường cảm giác ở tủy sống cổ, do quá trình bị thương tổn, bị kích thích đồng thời có ảnh hưởng tới tâm lý có thể dẫn đến chứng đau vai, gáy và cánh tay. Xử trí chứng bệnh này có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo nguyên nhân gây bệnh, do vậy người bệnh cần đến khám và điều trị tại các chuyên khoa thần kinh để có kết quả tốt nhất.

Các mức độ đau khác nhau

Tùy theo từng mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu - cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả ở hai bên. Có trường hợp cơn đau bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay bên đau - đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI...

Đặc điểm của vùng gáy cổ là các rễ thần kinh như rễ tủy cổ, rễ sau (có vai trò cảm giác) và rễ trước (có vai trò vận động) hợp thành một dây thần kinh tủy cổ đi ra chi phối khoanh cơ thể qua lỗ tiếp hợp. Do đặc điểm ở đoạn tủy cổ, đốt sống cổ và đốt tuỷ cổ chênh nhau một đốt nên cần chú ý đánh giá lâm sàng giữa khoanh cơ thể và khoanh đốt sống nhất là các cơn đau (đau từ đốt sống hay từ lỗ tiếp hợp). Màng cứng của tuỷ theo rễ thần kinh ra tới lỗ tiếp hợp nên có những viêm nhiễm khu trú ảnh hưởng và gây ra chứng bệnh này.

 Người làm việc văn phòng dễ mắc đau vai gáy, cánh tay.

Cần lưu ý những nguyên nhân gây ra bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng gáy, bả vai, cánh tay. Do vậy cần chú ý những yếu tố sau:

Dấu hiệu đặc biệt của u hố sau: Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, những người trẻ tuổi. Người bệnh có những cơn nhức đầu dữ dội, cơn đau nhức lan từ vùng chẩm phía sau đầu lan xuống gáy, khiến người bệnh có cảm giác cứng gáy, rơi vào tư thế “sái cổ”. Ngoài ra nhiều người còn có hội chứng tăng áp lực trong sọ và dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu có những dấu hiệu này cần đi khám ngay để kịp thời được phẫu thuật.

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay còn là triệu chứng của ép rễ tủy cổ: Cần phân tích giai đoạn ép rễ (gây đau) và ép tủy (gây liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác). Do đặc điểm cấu tạo chức năng của tủy sống cổ nên giai đoạn ép rễ (gây đau nhất là đau gáy, bả vai, cánh tay) thường kéo dài, nên dễ bị bỏ qua khi phân định với ép tủy cổ. Có nhiều nguyên nhân gây ép tủy cổ như u tủy cổ, viêm màng nhện tủy cổ, lao…

Đau vùng gáy, bả vai, cánh tay do tổn thương đốt sống cổ, do lao, do ung thư, do thoái hoá… Tổn thương đốt sống cổ là do thoái hoá đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi 40-50. Thoái hóa đốt sống cổ nhất là ở lỗ tiếp hợp sẽ gây kích thích dây thần kinh tủy và lúc đó sẽ gây kích thích đau theo khu vực chi phối của dây thần kinh: gáy- bả vai- cánh tay. Cũng cần xác định chứng bệnh qua phim chụp Xquang cột sống cổ tư thế chếch trước trái và chếch trước phải xem có hình ảnh gai xương hay thu hẹp lỗ tiếp hợp gây ra đau.

 Tổn thương tủy sống cổ dẫn đến đau vai gáy.

Nên vận động để phòng bệnh

Tùy theo từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, cố tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên nang, sử dụng đợt điều trị từ 1- 3 lọ. Ngoài ra có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay.

Những người có hoạt động cúi nhiều, ảnh hưởng đến cổ vai gáy (như diễn viên xiếc, nông dân, công nhân…) nên có những bài tập thể dục dành riêng cho các bộ phận này vào buổi sáng và tối để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh ở đây sau một ngày lao động vất vả. Những người làm máy tính, làm văn phòng chỉ ngồi một chỗ ít vận động cũng cần lưu ý đến chứng bệnh này. Nếu có dấu hiệu đau nên đi khám ở các chuyên khoa thần kinh để có chỉ định điều trị phù hợp, tránh vặn kéo mạnh có thể gây tổn thương nặng thêm các dây thần kinh ở đây.    

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục