Được hỗ trợ học nghề thêu ren, chị Nguyễn Thị Huyền (Trung Sơn – Lương Sơn) đã có được thu nhập ổn định để tự nuôi sống bản thân.

Được hỗ trợ học nghề thêu ren, chị Nguyễn Thị Huyền (Trung Sơn – Lương Sơn) đã có được thu nhập ổn định để tự nuôi sống bản thân.

(HBĐT) - Theo Sở LĐ- TBXH, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 15.000 đối tượng người tàn tật và trẻ mồ côi. Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Trong đó, hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật là chương trình đã thực sự giúp ích cho người khuyết tật vươn lên, sống bằng chính sức lao động của mình.

 

Sinh ra trong một gia đình nghèo có bố bị dị tật bẩm sinh, Nguyễn Thị Huyền ( xã Trung Sơn – Lương Sơn) cũng không may bị dị tật từ nhỏ, chân tay co quắp, Huyền không thể tự làm được những việc đơn giản nhất cho bản thân. Có lẽ cuộc đời của Huyền cứ thế trôi đi trong sự bao bọc của gia đình nếu như tai họa không ập xuống. Năm 2008, cả hai anh trai của Huyền đều bị tử nạn do tai nạn mỏ đá chỉ cách nhau có một năm. Gánh nặng gia đình vì thế đè lên đôi vai gầy của người chị dâu. Thương bố, thương chị, Huyền xin lên trung tâm BTXH Minh Đức học nghề. Qua hai tháng học nghề thêu ren, đến nay, Huyền đã tìm được làm ổn định từ nhận hàng về nhà thêu.

 

Anh Bùi Văn Quý (Phú Lương - Lạc Sơn) là nạn nhân chất độc da cam. Nhà nghèo lại bị dị tật, anh không có điều kiện được học tập đến nơi, đến chốn nên cuộc sống rất khó khăn, tâm lý nặng nề. Năm 2004, anh được Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành nhận vào học nghề may. Đến nay, anh đã trở thành thợ may lành nghề và còn là nhân viên bảo vệ tích cực của trung tâm. Năm 2010, anh là một trong những người khuyết tật tiêu biểu được về Trung ương dự hội nghị biểu dương người khuyết tật và trẻ mồ côi trong toàn quốc. Anh tâm sự: trước đây, chưa có việc làm, cuộc sống của tôi vô cùng khó khăn, đặc biệt là tâm lý nặng nề vì luôn phải phụ thuộc vào gia đình. Bây giờ không chỉ nuôi sống bản thân, tôi còn gửi tiền về phụ giúp gia đình. Có được điều đó, tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện cho người khuyết tật cơ hội có được việc làm, vươn lên và hoà nhập xã hội.

 

Không chỉ có Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành, trung tâm BTXH Nhân đạo Minh Đức hiện nay, tại nhiều huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã hình thành nhiều trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật và trẻ mồ côi. Bên cạnh đó, mô hình sinh kế cộng đồng đang được triển khai tại phường Đồng Tiến (TP. Hoà Bình) cũng đang tích cực giúp người tàn tật có được cuộc sống ổn định. Song, có một thực tế là những mô hình, trung tâm này không còn là một địa chỉ “việc làm nhân đạo” thông thường mà phần lớn những lao động là người khuyết tật ở đây đã có ý thức vươn lên, khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường. Theo ông Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ –TBXH), mô hình sinh kế cộng đồng chỉ góp vốn giúp người nghèo tìm được những việc làm phù hợp còn duy trì việc làm đó hay không là do chính họ. Thực vậy, với hình thức hỗ trợ vốn để mở quán, hỗ trợ máy may, xe ba bánh… đã giúp cho nhiều người khuyết tật có được việc làm ổn định với mức lương từ 800.000 – 1.000.000 đồng/ tháng.

 

Cô Bùi Thị Minh Thức – Giám đốc TT BTXH Nhân đạo Minh Đức cho biết: sau khi dạy các em học nghề thêu ren, trung tâm đưa các em về gia đình và giao mối hàng cho các em thực hiện. Khi giao hàng cho khách cũng đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng khách mới nhận và thu nhập các em mới có. Thực tế, nhiều mặt hàng của các em về kỹ thuật, mỹ thuật không thua kém lao động bình thường khác.

 

Điều đó cho thấy, tất cả những người khuyết tật nếu tạo dựng được công việc phù hợp với khả năng, họ hoàn toàn có thể làm tốt và tự nuôi sống được bản thân. Tuy nhiên, hiện nay, số người khuyết tật được dạy nghề và tạo việc làm vẫn còn hạn chế. Hiện nay, Hội BTNTT &TMC tỉnh đã phối hợp với một số trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo, giới thiệu việc làm cho gần 1.000 người khuyết tật. Riêng từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo được 75 người khuyết tật với tổng kinh phí hơn 275 triệu đồng và vẫn còn nhiều người khuyết tật khác có nhu cầu học nghề, tạo việc. Theo Ông Bùi Thế Vi, Phó Chủ tịch Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, điều cốt yếu là phải xã hội hoá công tác dạy nghề tạo việc cho người khuyết tật, có như vậy, người  khuyết tật mới tìm được việc làm tại chỗ, phù hợp với khả năng để họ vươn lên ổn định cuộc sống.

                                                                                              

 

                                                                                   Phương Linh 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục