Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, từ đầu năm đến nay, tất cả quận, huyện trên địa bàn đều ghi nhận có bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) với hơn 220 người mắc (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước), không có ca nào tử vong.

Theo Bộ Y tế, dù chưa đến giai đoạn "đỉnh" của dịch SXH nhưng trong bốn tháng đầu năm, cả nước đã có hơn 13.000 ca mắc SXH (số mắc giảm 2,4%, số tử vong tăng 5 trường hợp so với cùng kỳ năm 2010).

Thời tiết năm nay được dự báo có nhiều diễn biến bất thường, là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi rút, vi khuẩn phát triển. Vì thế, để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè bùng phát, đặc biệt là SXH, cúm A/H5N1, H1N1, sởi, tả… Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Cụ thể là thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng, chống SXH; tuyên truyền bốn khuyến cáo về phòng, chống dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và các dịch bệnh khác.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại các bệnh viện; tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng và xử lý triệt để các ổ dịch tại cộng đồng; chỉ đạo trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã giám sát dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; cung cấp đầy đủ thuốc, hóa chất và các trang thiết bị phòng, chống dịch cần thiết, sẵn sàng xử lý khi có dịch xảy ra. Sở cũng đã thành lập 73 tổ cấp cứu cơ động, 30 đội vệ sinh phòng dịch cơ động, chuẩn bị sẵn sàng 60 xe cứu thương, 30 cơ số thuốc phòng, chống dịch và 214 cơ số thuốc phòng, chống lụt bão. 24 bệnh viện tuyến thành phố, chuyên khoa và bệnh viện tuyến huyện đã tổ chức huấn huyện cho các đội cấp cứu cơ động về các kỹ thuật sơ cấp cứu nạn nhân và hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới.

                                                                                     Theo HNM

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hội viên phụ nữ xã Yên Nghiệp ( Lạc Sơn) thực hiện cách rửa tay sạch với xà phòng.
Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh trao tặng cháo dinh dưỡng cao cấp cho Trung tâm BTXH Tỉnh.
Một tiểu phẩm dự thi của Đoàn thanh niên xã Xuân Phong tại Hội thi truyền thông quyền trẻ em và phương pháp dạy con tích cực tổ chức tại xã.

Rubella thành dịch, nhiều người bị biến chứng viêm não

Sốt, nổi ban toàn thân, Huyền (17 tuổi, Bình Lục, Hà Nam) cứ nghĩ mình chỉ bị rubella thông thường. Không ngờ 3 ngày sau khi ban lặn, cô bị biến chứng viêm não, rơi vào hôn mê sâu, phải đi cấp cứu, thở máy.

6 điều cần tránh khi nướng thịt

Món nướng luôn hấp dẫn mọi người bởi mùi thơm lừng của các loại gia vị, xốt hòa quyện vào thịt sau khi nướng xong

Hơn 45 quân nhân bị ngộ độc thức ăn

Sau bữa cơm chiều với thịt vịt kho, rau muống và canh rau cần nước, 45 dân quân của trường Quân sự Quân khu 9 (đóng ở phường 10, TP Sóc Trăng - Sóc Trăng) phải nhập viện vì bị ngộ độc.

Tân Lạc: Nỗ lực đưa CVĐ "Ngày vì người nghèo" đi vào chiều sâu

(HBĐT) - Hơn 10 năm triển khai, thực hiện CVĐ "Ngày vì người nghèo", riêng số tiền quyên góp ở cấp huyện đã đạt trên 1,2 tỷ đồng, chưa kể số tiền quyên góp được từ cấp xã, thị trấn. Từ nguồn quỹ này, huyện đã xây dựng được hàng trăm nhà đại đoàn kết, ủng hộ hàng trăm ngàn cây giống các loại và hàng ngàn con giống giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Phẫu thuật thẩm mỹ: Không phải phép màu

Như Hànộimới đã đưa tin, tuần qua, lại thêm một nạn nhân (Bùi Bích L., ở phố Lê Duẩn) tử vong sau khi phẫu thuật nâng ngực tại cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hoạt động quá phạm vi cho phép. Cách đây 6 năm, chị Ngô Kim H. (trú tại huyện Đông Anh) cũng tử vong sau khi phẫu thuật nâng ngực ở một cơ sở thẩm mỹ. Bài học đắt giá này không chỉ cảnh báo cho những người muốn sửa sang sắc đẹp mà còn đặt ra yêu cầu quản lý đối với những cơ sở thẩm mỹ tư nhân.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Nghe nói ở miền Nam có nhiều trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng. Mặc dù ở miền Bắc chưa thấy xuất hiện nhưng tôi cũng rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có xảy ra biến chứng nặng không và cách phòng bệnh là gì?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục