Bệnh liên cầu lợn thường lây qua đường tiếp xúc thịt heo nhiễm bệnh
Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM đã tiếp nhận 10 ca bệnh liên cầu lợn. Trong khi đó, các tháng 5, 6, 7 là cao điểm của bệnh này
Mới đây, tỉnh Quảng Trị đã có hai người tử vong và một người đang nguy kịch do bị bệnh liên cầu lợn. Cùng lúc, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết trong số hai bệnh nhân bị liên cầu lợn vừa được bệnh viện tiếp nhận cấp cứu, một người hết hy vọng cứu chữa được nên gia đình xin về, người còn lại đang hôn mê.
Hoành hành trong mùa nóng
Theo các bác sĩ, tình trạng chung của 5 bệnh nhân nói trên khi nhập viện là choáng, sốc nặng, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu, hôn mê… Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoan Phú, Phó Khoa Nhiễm Việt - Anh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 10 trường hợp nhiễm liên cầu lợn. Mới nhất là hai bệnh nhân (một nam, một nữ ở Bà Rịa-Vũng Tàu và TPHCM) nghi bị vi khuẩn liên cầu lợn tấn công vì nhập viện với biểu hiện sốt cao, viêm màng não, hôn mê… Bệnh viện đang thực hiện xét nghiệm định dạng xác định để có phác đồ điều trị chính xác.
Bệnh liên cầu lợn thường lây qua đường tiếp xúc thịt heo nhiễm bệnh
Bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa, giảng viên bộ môn nhiễm Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đồng thời là nghiên cứu sinh tại Khoa Nhiễm Việt-Anh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết trung bình mỗi năm, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP tiếp nhận điều trị khoảng 30-40 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn nhưng trong năm 2010, con số này đã tăng thêm 10 trường hợp. Theo bác sĩ Nghĩa, bệnh này thường cao điểm vào mùa nắng nóng trong các tháng 5, 6, 7, đặc biệt ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Còn tại khu vực phía Nam, hầu như địa phương nào cũng có ca bệnh liên cầu lợn nhưng số lượng không tập trung.
Di chứng nặng nề
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Hoan Phú, bệnh liên cầu lợn là do vi khuẩn ở heo xâm nhập cơ thể con người qua các vết thương, trầy xước, lở niêm mạc chân răng… Loại vi khuẩn này thường trú sẵn trong cổ họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp và bộ phận sinh dục heo. Khi mắc bệnh, vi khuẩn liên cầu này sẽ lây qua người khi tiếp xúc trực tiếp không an toàn như giết mổ, ăn uống chưa chín, ăn tiết canh...
Bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa cho biết ở người, vi khuẩn gây hai bệnh cảnh chính là viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong hoặc nếu điều trị thành công sẽ để lại những di chứng nặng nề. Nghiên cứu cho thấy trong số người bệnh phục hồi thì 60% bị giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao ở khu vực miền Trung và miền Bắc, tỉ lệ này ở miền Nam là 2/100 ca nhiễm bệnh.
Đa số nam giới mắc bệnh
Các bác sĩ khuyên người dân phải tự bảo vệ bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh. Với người chăn nuôi, giết mổ heo, buôn bán… nên sử dụng dụng cụ bảo vệ để tránh trầy xước. Trong trường hợp mắc bệnh, phải chuyển đến đúng bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt…
Theo bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa, người mắc bệnh liên cầu lợn đa số ở độ tuổi từ 40-60, trong đó 80% là nam giới. Tại miền Nam, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân thì 70% có sử dụng lòng heo, tiết canh. |
Theo NLĐ
(HBĐT) - Toàn huyện Cao Phong hiện có khoảng 10.900 trẻ em từ 0 - 16 tuổi, trong đó có 2.735 trẻ em sống trong các gia đình nghèo, 111 trẻ em khuyết tật, tàn tật và 15 trẻ cồ côi không nơi nương tựa.
Sốt, nổi ban toàn thân, Huyền (17 tuổi, Bình Lục, Hà Nam) cứ nghĩ mình chỉ bị rubella thông thường. Không ngờ 3 ngày sau khi ban lặn, cô bị biến chứng viêm não, rơi vào hôn mê sâu, phải đi cấp cứu, thở máy.
Món nướng luôn hấp dẫn mọi người bởi mùi thơm lừng của các loại gia vị, xốt hòa quyện vào thịt sau khi nướng xong
Sau bữa cơm chiều với thịt vịt kho, rau muống và canh rau cần nước, 45 dân quân của trường Quân sự Quân khu 9 (đóng ở phường 10, TP Sóc Trăng - Sóc Trăng) phải nhập viện vì bị ngộ độc.
(HBĐT) - Hơn 10 năm triển khai, thực hiện CVĐ "Ngày vì người nghèo", riêng số tiền quyên góp ở cấp huyện đã đạt trên 1,2 tỷ đồng, chưa kể số tiền quyên góp được từ cấp xã, thị trấn. Từ nguồn quỹ này, huyện đã xây dựng được hàng trăm nhà đại đoàn kết, ủng hộ hàng trăm ngàn cây giống các loại và hàng ngàn con giống giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống.
Như Hànộimới đã đưa tin, tuần qua, lại thêm một nạn nhân (Bùi Bích L., ở phố Lê Duẩn) tử vong sau khi phẫu thuật nâng ngực tại cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hoạt động quá phạm vi cho phép. Cách đây 6 năm, chị Ngô Kim H. (trú tại huyện Đông Anh) cũng tử vong sau khi phẫu thuật nâng ngực ở một cơ sở thẩm mỹ. Bài học đắt giá này không chỉ cảnh báo cho những người muốn sửa sang sắc đẹp mà còn đặt ra yêu cầu quản lý đối với những cơ sở thẩm mỹ tư nhân.