Nhiều trẻ bị bệnh tay - chân - miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM.

Nhiều trẻ bị bệnh tay - chân - miệng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM.

Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 này, bệnh tay - chân - miệng đang nóng lên theo những đợt nóng của mùa hè. Tại các địa phương “điểm nóng” của bệnh tay - chân - miệng, ngành y tế với lực lượng chủ công là y tế dự phòng đang khẩn trương vào cuộc khoanh vùng dập dịch.

 

*  Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện dịch bệnh tay - chân - miệng vẫn đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đến thời điểm này, cả nước đã có hơn 6.100 ca mắc tại 30 địa phương, trong đó có 19 trường hợp tử vong (gồm 17 ca ở các tỉnh phía Nam và 2 ca ở Quảng Ngãi). Đặc biệt, chỉ trong vòng một tuần (từ 21-27/5), đã có thêm gần 1.000 bệnh nhân mắc tay - chân - miệng được ghi nhận tại 25 địa phương. Khu vực phía Nam vẫn chiếm tỉ lệ chủ yếu trong số ca mắc và tử vong của cả nước, chiếm 96,7% số mắc và có đến 17/19 ca tử vong là ở khu vực này. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương, đặc biệt ở khu vực phía Nam tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan rộng và hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong.

* Quảng Ngãi: Số ca mắc bệnh có xu hướng tăng nhanh

BS. Võ Văn Phú, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP Quảng Ngãi cho biết, trước tình hình bệnh tay - chân - miệng đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, ngày 31/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu hệ thống y tế của toàn tỉnh tăng cường các biện pháp phòng chống, giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến, đối chiếu với các quy định, điều kiện về công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ để kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xử lý, giải quyết theo thẩm quyền. Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Ngãi, tính đến ngày 27/5/2011, địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận 141 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 9/14 huyện, thành phố. Có 2 trường hợp đã tử vong. Tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện còn 86 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng đang điều trị. Trung tâm YTDP tỉnh đã cử cán bộ chuyên môn lấy 20 mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm phân lập virut gây bệnh. Theo dự báo của Sở Y tế Quảng Ngãi thời tiết nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, phát triển và dễ lây lan ra cộng đồng. Số trường hợp mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là tại các nhà trẻ, mẫu giáo. Hiện nay, ngành y tế đang tiếp tục tập trung các nguồn lực tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

*  Đồng Nai: 4 ca tử vong do bệnh tay - chân - miệng

BS. Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, trong ba ngày từ 28-30/5, tại viện đã có ba cháu tử vong vì bệnh tay - chân - miệng. Những năm trước, tháng 5 là thời điểm bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp nhất. Năm nay, trong tháng 5 bình quân 1 ngày bệnh viện này tiếp nhận 30-40 ca (riêng ngày 31/05 có 98 ca bệnh, những tháng trước trung bình một ngày chỉ từ 10-20 ca). Từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã có 4 cháu (dưới 3 tuổi) tử vong do bệnh này (1 ca trong tháng 3). Theo Trung tâm YTDP Đồng Nai, từ đầu năm đến nay đã có hơn 300 trẻ em ở tỉnh mắc bệnh tay - chân - miệng.

*  TP. HCM: Phát gói khử khuẩn surfanios miễn phí cho dân

Tại TP.HCM tính từ đầu năm đến nay đã có 11 trường hợp tử vong do bệnh tay - chân - miệng (từ giữa tháng 5, mỗi tuần có khoảng 300 trường hợp nhập viện, tăng 300% so với cùng thời điểm năm 2010). BS. Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết qua kiểm tra, nhiều gia đình đã không thực hiện đúng hướng dẫn của y tế dự phòng trong việc pha chế hóa chất để vệ sinh nhà cửa, vật dụng mà trẻ thường tiếp xúc. Lâu nay dung dịch cloramin B là dung dịch duy nhất được phát cho người dân để vệ sinh khử khuẩn môi trường trong công tác phòng chống bệnh tay - chân - miệng. Tuy nhiên, hóa chất này ít được người dân sử dụng do mùi hôi khó chịu và có tính độc hại. Trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng và giúp người dân thuận tiện hơn trong việc làm sạch môi trường sinh hoạt của trẻ, Sở Y tế đã mời các nhà sản xuất các dung dịch tẩy rửa giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ trong đợt chiến dịch vệ sinh khử khuẩn toàn thành phố sắp tới. Trước mắt, Sở Y tế đã chọn hóa chất khử khuẩn surfanios (Pháp) để phân phối rộng rãi cho người dân trong thời gian đầu để diệt khuẩn trên sàn nhà và các vật dụng trong nhà do tính tiện dụng và hiệu quả của nó. Theo chỉ đạo của Sở Y tế, ngày 26/5, 10.000 gói khử khuẩn surfanios 20ml đã được chuyển đến cho Trung tâm Y tế dự phòng của 24 quận/huyện để phát miễn phí cho người dân.  

 

                                                                                Theo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bác sĩ Đinh văn Vinh luôn túc trực tại trạm.

Giải nhiệt với trứng vịt lộn rau răm

Giữa mùa nắng nóng thèm món ăn có nhiều chất mát để làm dịu cơ thể. Mang trong mình tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, lại bổ dưỡng dân dã, trứng vịt lộn rau răm được xem là đồ ăn nhẹ rất tốt cho sức khỏe.

Tạo môi trường lành mạnh, an toàn và thân thiện để mọi trẻ em phát triển

(HBĐT) - Đã thành thông lệ, Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức từ ngày 1 - 30/6 hàng năm. Đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Trên 22.400 lượt người được tư vấn về CSSKSS

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức trên 2.500 đợt truyền thông giáo dục về CSSKSS cho người dân.

Bệnh tay - chân - miệng và cách phòng chống

Trong 4 tháng đầu năm 2011, bệnh tay - chân - miệng xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Nam của nước ta, đặc biệt bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao ở TP. Hồ Chí Minh và đã có một số trẻ em tử vong. Bài viết dưới đây đề cập cụ thể về căn bệnh này và cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Côn trùng đốt - Xử lý thế nào?

Khi bị các loại côn trùng đốt (muỗi, bọ chét, ve ...) nơi bị đốt thường xảy ra những phản ứng ngoài da như: sưng nề đỏ, ngứa, đau...Những biểu hiện này thường tự biến mất trong vòng một vài giờ. Tuy nhiên, một số loại côn trùng có nọc độc như kiến, ong... đốt có thể gây sốc phản vệ nếu không được cấp cứu kịp thời gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý khi bị côn trùng đốt là cần thiết.

Lựa chọn thực phẩm cho mùa hè?

Hiện nay mới bắt đầu mùa hè nhưng tôi đã cảm thấy rất uể oải, mệt mỏi và không muốn ăn. Xin quý báo tư vấn giúp nên sử dụng thực phẩm nào trong mùa hè để làm mát cơ thể, đảm bảo sức khỏe và tránh được những bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục