Tiếp theo vụ bê bối thực phẩm nhiễm hóa chất công nghiệp DEHP ở Đài Loan, mới đây lại xảy ra vụ thu hồi dược phẩm là bột pha hỗn dịch uống Augmentin do phát hiện có chứa DIDP và DINP.

 

 

Dược sĩ phụ trách nhiều nhà thuốc tây cho biết thuốc kháng sinh Augmentin dạng bột pha 250mg/31,25mg và 500mg/62,5mg dùng cho trẻ em của Hãng dược GlaxoSmithKline đang bán phổ biến tại TP.HCM không liên quan đến thuốc Augmentin 156mg/5ml bị yêu cầu thu hồi ở Hong Kong (ảnh chụp sáng 13-6) - Ảnh: N.C.T.

DEHP, DIDP, DINP là hóa chất hữu cơ và viết tắt của diethylhexyl phthalate, diisodecyl phthalate và diisononyl phthalate. Ngoài ba chất vừa kể, nhiều hóa chất khác có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phthalate” như monobutyl phthalate (MBP), dibutyl phthalate (DBP), benzylbutyl phthalate (BZBP), monomethyl phthalate (MMP)...

Augmentin là dược phẩm kết hợp hai thuốc là kháng sinh amoxicillin và clavulanat, nếu là thuốc viên rất khó uống đối với trẻ con nên được bào chế với dạng hỗn dịch là dạng lỏng có mùi vị thơm ngon. Và để ổn định hỗn dịch tức làm thuốc dạng lỏng này đồng nhất không bị tách lớp (lỏng ở trên còn chất rắn lắng ở dưới) người ta phải thêm phụ gia là chất ổn định hỗn dịch. DIDP và DINP được dùng làm phụ gia trong dược phẩm này vì có tính chất giống như một số dẫn chất phthalate đã được dùng làm chất ổn định trong dược phẩm.

Rối loạn hormon giới tính

Các dẫn chất phthalate khác thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ em bằng chất dẻo, nhựa...

Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phthalate bị thôi ra và theo đường tiêu hóa vào cơ thể con người. Trẻ dùng bình sữa, bát nhựa, đồ chơi bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phthalate sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất này.

Tác hại của các dẫn chất phthalate là làm xáo trộn nội tiết hay phá vỡ nội tiết (endocrine disruptors). Đặc biệt, bé gái bị nhiễm phthalate sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và một số nghiên cứu lại được tiến hành tại chính Đài Loan. Gần đây nhất là công trình nghiên cứu của Chou YY và cộng sự thực hiện tại khoa y Đại học Quốc gia Chen Kung Đài Loan năm 2009.

Nghiên cứu trên 30 bé gái dậy thì sớm so với 33 bé gái bình thường cho thấy trong nước tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lượng MMP cao hơn nhiều so với bé gái bình thường, và kết luận MMP có thể là một nguyên nhân môi trường gây dậy thì sớm ở bé gái Đài Loan.

Giống như nhiều nước trên thế giới, VN cũng có hiện tượng bé gái dậy thì sớm. Hiện tượng dậy thì sớm ở bé gái có thể do hai nguyên nhân. Trước hết, do tự thân cơ thể bé gái có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm (khá cá biệt và hiếm khi xảy ra). Chính nguyên nhân còn lại là đáng quan tâm vì xuất phát từ môi trường.

Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen (có nghĩa chất tương tự, có tác dụng giống như estrogen từ bên ngoài đưa vào cơ thể). Cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng do tiếp xúc với xenoestrogen xem như có một lượng estrogen trong cơ thể, estrogen này sẽ kích hoạt vùng dưới đồi và tuyến yên ở não tiết ra các hormon hướng dục (gonadotropins) đánh thức buồng trứng làm việc và làm xuất hiện sớm những hiện tượng đặc trưng của giới tính nữ. Đó là bé gái phát triển vú, sau đó mọc lông nách, lông trên xương mu và xuất hiện kinh nguyệt. Nhiều phthalate được ghi nhận có tác dụng như một xenoestrogen.

Các hormon sinh dục kể cả nam và nữ, về mặt cấu trúc hóa học, đều có phần tương tự, xuất phát từ chất đầu tiên là cholesterol. Vì vậy, xenoestrogen không chỉ ảnh hưởng đến estrogen mà còn ảnh hưởng đến các hormon khác và các phthalate được xem là chất làm rối loạn hormon giới tính nói chung, tức cũng có ảnh hưởng đến hormon nam giới là vì thế.

Làm sao tránh?

Hiện nay, người ta không chỉ cảnh giác với các dẫn chất phthalate bị nhiễm trong thực phẩm mà còn lo ngại về các vật dụng sinh hoạt hằng ngày có chứa các chất gây nguy hại này. Cũng vì tác hại của dẫn chất phthalate nên hiện nay Nghị viện châu Âu không cho phép dùng DBP, DEHP có trong đồ chơi trẻ em và cả mỹ phẩm.

Việc cảnh giác, phát hiện và không sử dụng các loại thực phẩm chứa DEHP rất cần thiết. Đồng thời cũng nên dùng cẩn thận các sản phẩm nhựa dẻo như PVC vì có thể chứa các dẫn chất phthalate. Không nên chế biến thức ăn quá nóng trong các tô chén, bao bì bằng nhựa mà nên thay bằng vật đựng bằng sứ (nhiệt độ quá nóng các phthalate dễ thôi ra). Dùng lá chuối hoặc giấy làm bao bì thay vì dùng bao bì bằng nhựa, plastic...

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (Đại học Y dược TP.HCM)

Sẽ ban hành quy chuẩn DEHP trong thực phẩm

TT - Trước tình hình hàng chục loại thực phẩm nhiễm phụ gia tạo đục DEHP bị phát hiện thời gian qua, hôm 13-6, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Công Khẩn cho hay hội đồng kỹ thuật về an toàn thực phẩm đang xem xét, sớm ban hành ngưỡng chuẩn DEHP trong thực phẩm.

Theo ông Khẩn, hiện tiêu chuẩn DEHP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 8 ppt/kg thực phẩm, tiêu chuẩn của Mỹ là 6 ppt/kg thực phẩm. VN chưa có nghiên cứu nào liên quan đến tiêu chuẩn DEHP và dự kiến sẽ áp dụng tiêu chuẩn của WHO về hàm lượng DEHP.

Trả lời Tuổi Trẻ về khả năng nhiễm độc DEHP trong một số thực phẩm như xirô, bánh kẹo, thạch rau câu đã bị phát hiện chứa DEHP, ông Khẩn cho rằng do xirô, thạch rau câu, bánh quy... không phải là thực phẩm chính sử dụng hằng ngày nên nguy cơ nhiễm độc DEHP ngay lập tức khó có thể xảy ra, người tiêu dùng cần bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm về ngưỡng an toàn. Theo ông Khẩn, hiện thạch rau câu khoai môn Taro nhiễm DEHP đã được thu hồi xong, hơn 1.000 chai xirô táo đỏ, nho và vải nhiễm DEHP đã đưa ra thị trường cũng được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu thu hồi.

                                                                                     Theo TuoiTre

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục