Cây và vị thuốc tía tô.

Cây và vị thuốc tía tô.

Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá tía tô để làm lá xông cho ra mồ hôi, chữa cảm mạo. Tía tô còn được dùng khi bị ngộ độc thức ăn, nôn mửa đau bụng do ăn cua cá. Quả tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho, khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng tía tô:

- Chữa cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương, dùng bài Sâm tô ẩm gồm: tía tô 20g; nhân sâm 20g; trần bì 20g; chỉ xác 20g; cát cánh 20g; cam thảo, mộc hương, bán hạ, can khương, tiền hồ mỗi vị 20g. Sắc với 600ml nước lấy 200ml thuốc, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa cảm lạnh (cảm phong hàn): biểu hiện gai rét, sợ gió, sợ lạnh, sốt nhẹ, đau nhức khắp mình mẩy, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong và loãng, không có mồ hôi. Lá tía tô, bạc hà, kinh giới, cam thảo dây, hành hoa, mỗi thứ một nắm, thêm một lát gừng, hãm nước sôi uống trong ngày. Hoặc tía tô, bạc hà, kinh giới đều 10g; bạch chỉ, địa liền đều 6g; vỏ quýt 5g; gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày một thang, uống 3 ngày.

- Chữa viêm phế quản cấp tính do phong hàn:

tía tô 12g; xuyên khung 6g; bạch chỉ, rễ chỉ thiên đều 8g; lá hẹ, kinh giới đều 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hoặc dùng bài Hạnh tô tán gồm: hạnh nhân, tiền hồ, tô diệp đều 10g; phục linh, bán hạ chế, chỉ xác, cam thảo đều 6g; cát cánh 8g; trần bì 4g; gừng 3 lát; đại táo 4 quả, tán bột. Mỗi ngày uống 15-20g, chia 2 lần.

- Chữa mất tiếng do ngoại cảm, phong hàn: tử tô, bán hạ đều 8g; kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì đều 12g; trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Trị sởi (giai đoạn sởi chưa mọc): tử tô 8g; kinh giới, bạc hà, củ sắn dây, cam thảo dây đều 12g; lá tre 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Chữa trúng độc đau bụng do ăn cua cá, dùng bàiTử tô giải độc thang gồm: lá tía tô 10g, sinh khương (gừng tươi) 8g, cam thảo 4g. Cho 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi còn nóng; hoặc giã lá tía tô tươi vắt lấy nước uống; có thể dùng lá tía tô khoảng 10g, sắc lấy nước uống.

- Chữa sưng vú: tía tô 10g, sắc lấy nước uống, bã đắp vào vú.  

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục