Trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.

Trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.

(HBĐT) - Bệnh tay-chân-miệng hiện vẫn diễn biến phức tạp trên toàn quốc. Đến ngày 26/9, cả nước đã ghi nhận 57.055 trường hợp mắc tại 61 địa phương, trong đó đã có 111 trường hợp tử vong tại 24 tỉnh, thành phố. Tại tỉnh ta đã có 1.297 ca mắc tại 144 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11/11 huyện, thành phố. Tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng tinh ta là một trong những tỉnh trọng điểm của cả nước về số người mắc bệnh.

 

Dự báo, trong những tháng cuối năm, tình hình mắc bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp cả về tính chất lẫn quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, triệt để. Xin giới thiệu các biện pháp phòng, chống bệnh do Trung tâm YTDP tỉnh cung cấp dựa trên tài liệu của Bộ Y tế ban hành.

 

1. Đặc điểm chung của bệnh:

 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt (>37,50C), đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

 

2. Tác nhân gây bệnh:

 

Bệnh do nhóm virut đường ruột (enterovirus) gây nên, ở tỉnh ta phổ biến là Coxsackie virus A16Enterovirus 71 (EV71). Nếu bệnh do các chủng enterovirus khác thường ở thể nhẹ, ít có biến chứng; do EV 71 nguy hiểm hơn và thường gây các biến chứng nặng có thể tử vong.

 

3. Nguồn lây và thời kỳ lây truyền:

 

Nguồn bệnh duy nhất là người bệnh, người lành mang vi rút. Thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước.

 

4. Đường lây truyền:

 

Bệnh lây truyền bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà…. Đặc biệt, khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, thì việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho vi rút lây lan trực tiếp từ người sang người.

 

5. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng:

 

Mọi người đều có cảm nhiễm với vi rút gây bệnh tay-chân-miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm vi rút đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.

 

6. Biện pháp phòng bệnh khi chưa có dịch:

 

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng, miệng thường xuyên…

 

- Ăn chín, uống sôi

 

- Làm sạch nền nhà, bàn ghế, giường, tủ và tay nắm cửa bằng nước xà phòng

 

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

 

- Che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện

 

- Khi có các dấu hiệu bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời

 

- Tránh tiếp xúc với các trẻ mắc bệnh

 

7. Biện pháp phòng bệnh khi đã có dịch:

 

* Tại nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học:

 

Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền.

 

Thầy, cô giáo phải theo dõi phát hiện các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình,  cơ quan y tế.

 

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, có cốc uống nước riêng.

 

Làm sạch các dụng cụ, vật dụng học tập, đồ chơi của trẻ bằng chloramin B 2%.

 

Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc: ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.

 

Thường xuyên làm thông gió lớp học.

 

Nhà trường cần sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc báo cáo với cơ quan y tế để nhận được tư vấn xử lý phân hợp vệ sinh.

 

* Tại gia đình trẻ bệnh:

 

Không cho trẻ bệnh tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác.

 

Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan.

 

Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng chloramin B, vôi bột hoặc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh;

 

Quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%;

 

Đối với người chăm sóc bệnh nhân: hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; thường xuyên vệ sinh răng miệng.

 

Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh.

 

Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời./.

                                           

                                                             Cẩm Lệ (tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục