Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị đầy đủ chloramin B, sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống.

Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị đầy đủ chloramin B, sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống.

(HBĐT) - Trên 57.000 trường hợp mắc, 111 trẻ tử vong (1 trẻ tại Hà Nội) là con số Bộ Y tế thông báo về bệnh tay - chân - miệng trên cả nước tính đến ngày 27/9. Ở tỉnh ta, bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đến hết ngày 28/9 đã có 1.396 ca mắc tại 148 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11 huyện, thành phố, nhiều nhất là huyện Kim Bôi, Mai Châu, TPHB, Lương Sơn… Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 3 tuổi trở xuống chiếm 83,4%, dưới 6 tuổi chiếm đến 94,7%; tỷ lệ mắc ở nam là 57,6%, nữ 42,4%.

 

Hòa Bình là một trong những tỉnh trọng điểm của cả nước về số ca mắc. Bệnh do nhóm virut đường ruột (Enterovirus) gây nên, trong đó nếu do virut EV 71 có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Tỉnh ta chưa có trường hợp tử vong nhưng số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng. Dự báo, trong tháng 10 và tháng 11, bệnh sẽ tiếp tục bùng phát mạnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thành dịch lớn nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống quyết liệt, triệt để. Đây là loại bệnh rất dễ lây lan trong  khi đó lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng.

 

Trước tình hình đó, BCĐ Phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh (BCĐ) đã trích 750 triệu đồng để tiến hành phòng, chống dịch. Đồng thời, đóng cửa tạm thời 21 chi trường  mầm non có ca bệnh tại 5 huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong. Chỉ đạo hệ thống YTDP giám sát chủ động tại các cơ sở điều trị, nhà trẻ, mẫu giáo, cộng đồng, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, điều tra theo phiếu, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm. Hướng dẫn các đơn vị rà soát, báo cáo vật tư, trang thiết bị, thuốc, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch sát tình hình cụ thể của địa phương; tổ chức trực dịch 24/24 giờ. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh và tẩy uế các nhà trẻ, mẫu giáo, hộ gia đình có ca bệnh bằng chloramin B 2%.  

 

Bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Khoảng 80% các ca bệnh lây tại cộng đồng, trong đó khoảng 40% lây từ mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ (những người lành mang virut). Tại tỉnh ta, các ca mắc đầu tiên khởi phát vào mùa hè, đến thời điểm trẻ đi lớp bắt đầu tăng nhanh. Ngày 3/6, toàn tỉnh mới ghi nhận 6 ca mắc, đến ngày 14/8 ghi nhận 221 ca. Như vậy, sau hơn 2 tháng chỉ tăng 215 ca nhưng chỉ trong 18 ngày kể từ khi các trường khai giảng (từ 4/9 – 22/9) đã tăng 542 ca. Mức độ tập trung tại lớp học cao, tạo điều kiện cho đường lây truyền của virut nên dịch bùng phát mạnh. Điều đó cũng đúng với sự gia tăng và biến đổi của các ổ dịch. Ban đầu chỉ phát hiện các ổ dịch tại cộng đồng (thị trấn Mai Châu), sau khi khai giảng năm học đã xuất hiện ổ dịch tại trường học. Đến nay, toàn tỉnh có 78 ổ dịch tại cộng đồng, 21 ổ dịch tại trường học. Số xã có ca mắc cũng tăng nhanh trong thời gian từ ngày 12/9 với 123 xã lên 144 xã vào ngày 22/9 (trung bình mỗi ngày phát hiện 2 xã mới có ca bệnh). Với tốc độ lan rộng như vậy, nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, dự tính đến cuối tháng 10 dịch sẽ lan ra toàn bộ 210 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Do đó, biện pháp tối ưu nhằm khống chế dịch là triển khai các biện pháp phòng, chống quyết liệt tại trường học và tuyên truyền cho các gia đình có con dưới 6 tuổi, đặc biệt là gia đình có con từ 3 tuổi trở xuống. Trung tâm YTDP tỉnh cũng đang tích cực tổ chức in tờ rơi về cách phòng, chống bệnh phát cho các gia đình có con dưới 6 tuổi; lập kế hoạch tập huấn cho cán bộ y tế huyện, xã, hệ thống y tế học đường; phối hợp với ngành GD&ĐT và các địa phương phun thuốc khử trùng, xử lý ổ dịch.

 

Với mục tiêu khẩn trương khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, hạn chế thấp nhất các ca mắc, biến chứng, tử vong, BCĐ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 869 ngày 26/9/2011 về phòng, chống dịch bệnh trong 3 tháng cuối năm. Mục tiêu là 100% huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn kiện toàn hệ thống BCĐ, có kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. 100% các bệnh viện, hệ thống YTDP kiện toàn các đội cơ động chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống. 100% xã, phường, thị trấn, trường mầm non thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, kiến thức phòng, chống dịch bệnh. Các hoạt động trọng tâm được xác định là: Củng cố, tăng cường hoạt động và trách nhiệm của các BCĐ. Củng cố đường dây nóng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhận thông tin về dịch và tư vấn cho nhân dân, trực xử lý dịch 24/24 giờ. Kịp thời khen thưởng cũng như xử lý những đơn vị phòng, chống dịch tốt hoặc chưa tốt. In sao băng, đĩa, tờ rơi tuyên truyền phòng, chống dịch phát cho các hộ gia đình có trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học, chú trọng các hộ gia đình có con dưới 3 tuổi. Tổ chức tốt vệ sinh cá nhân, môi trường bằng chloramin B, xà phòng.

 

                                                                                     Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục