Ăn uống không đúng cách, dùng quá nhiều thức ăn béo ngậy và cay nóng dẫn đến tuyến bã nhờn bài tiết không bình thường là một trong những nguyên nhân chính gây bộc phát mụn trứng cá. Do vậy, điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp ăn uống rất quan trọng.

Người bệnh nên dùng nhiều thức ăn giúp máu chuyển kiềm tính như rau quả, trái cây, ít dùng thức ăn mang tính kích thích, giàu đường và chất béo.

Thịt xào bó xôi

Vật liệu:

- Bó xôi (500g): tính mát, vị ngọt, công năng thanh nhiệt trừ phiền, giải khát, thông tiện, có chứa vitamin A, B1, C, E và nhiều chất khoáng gồm Fe, Cu, Zn…

- Thịt heo nạc (100g): tính bình, vị ngọt, mặn; công năng tư âm nhuận táo, ích khí; chứa nhiều protid.

- Hành, gừng, nước tương, muối, giấm gạo, bột năng, nước dùng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: thịt nạc rửa sạch, thái hạt lựu, bó xôi rửa sạch thái đoạn dài, hành và gừng thái nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, cho hành và gừng phi thơm, sau đó cho thịt vào xào chín, thêm bó xôi đảo đều, nêm nước tương, muối trộn đều, thêm nước dùng, dùng bột năng làm xốt, rưới vào giấm gạo, dầu mè thì hoàn tất.

Món ăn có tác dụng tư âm nhuận táo, thông tiện, đại tiện thông thoáng có ích cho việc điều trị mụn trứng cá.

Gan heo xào rau cần

Vật liệu:

- Rau cần (300g): tính hàn, vị ngọt, cay; công năng thanh nhiệt lợi thủy, mát máu trị huyết trắng; chứa nhiều carbohydrate và nguyên tố vi lượng Fe, Mg, Zn…

- Gan heo (200g): tính ấm, vị ngọt, bổ hư suy, kiện tỳ vị, giải khát; chứa nhiều carbohydrate và vitamin A.

- Nước tương, rượu, bột năng, nước cốt gừng, đường trắng, muối, bột tiêu mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: gan heo rửa sạch, thái lát, cho vào chén, thêm nước tương, rượu, bột năng, nước cốt gừng và đường trắng ướp 15 phút. Rau cần bỏ lá, sau khi rửa sạch cắt lát dạng khía, trụng qua nước sôi, vớt ra ngâm trong nước lạnh. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu cho nóng, thêm gan heo, dùng lửa lớn xào chín, thêm rau cần, rắc vào muối, bột tiêu.

Món ăn này thanh nhiệt khu độc, bình can nhuận phu, phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Lưu ý người bệnh viêm thận kiêng dùng món này.

Bốn mùa như xuân

Vật liệu:

- Dưa chuột (dưa leo 200g): tính hàn, vị ngọt; công năng thanh nhiệt giải khát, lợi thủy giải độc; chứa nhiều carbohydrate và vitamin C.

- Cà rốt (200g): tính bình, vị cay, ngọt; công năng kiện tỳ hóa thấp, nhuận táo, sáng mắt; chứa nhiều vitamin A.

- Cải trắng (200g): tính bình, vị ngọt; công năng thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, lợi tiểu; chứa nhiều vitamin A, E và nhiều Ca, Fe.

- Cải nồi (200g): tính bình, vị ngọt; công năng thanh nhiệt trừ phiền, thông lợi đường ruột, lợi tiểu; chứa nhiều carbohydrate, vitamin A, C và Ca, Fe.

- Muối tinh luyện, giấm gạo mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: dưa chuột rửa sạch thái cọng, cà rốt rửa sạch thái sợi nhỏ, cải trắng rửa sạch thái lát nhỏ, cải nồi rửa sạch thái lát nhỏ. Các vật liệu cho vào trong khay, trộn muối ướp trong 1 giờ, cho ráo nước, nêm vào giấm làm món gỏi.

Món ăn này thanh mát khoái khẩu, dinh dưỡng phong phú. Có hiệu quả thanh nhiệt hóa thấp, giúp da mặt giảm sắc tố lắng đọng, cũng như phòng trị mụn trứng cá và chứng ngứa da. Thích hợp dùng cho người tâm phiền miệng khát, tiểu vàng đậm. Người tỳ vị hư hàn dùng thận trọng.

Canh khổ qua nấu thịt nạc

Vật liệu:

- Khổ qua tươi (200g): tính mát, vị đắng; công năng ôn trung bình suyễn, sát trùng, giải độc; chứa carbohydrate, vitamin A và nhiều Ca, Mg.

- Thịt heo nạc (150g): tính bình, vị ngọt, mặn; công năng tư âm, nhuận táo, ích khí. Chứa nhiều protid, vitamin A và B1.

- Gừng lát, rượu đế, muối tinh luyện mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: khổ qua bổ ra, móc bỏ ruột, rửa sạch thái lát. Thịt heo rửa sạch thái lát, dùng rượu ướp khoảng 10 phút. Bắc nồi lên bếp, đổ nước vừa đủ, cho vào khổ qua, gừng lát, dùng lửa lớn đun sôi trong vài phút, thêm thịt heo nấu chín, nêm muối thì hoàn tất. Món ăn chứa nhiều vitamin C, công hiệu thanh nhiệt giải độc, thích hợp dùng cho người bệnh mụn trứng cá, chứng ngứa da. Món ăn tính hàn, người tỳ vị hư nhược dùng thận trọng.

Chè đậu xanh - lá sen

Vật liệu:

- Đậu xanh (30g): tính mát, vị ngọt; công năng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lợi thủy; có chứa carbohydrate.

- Lá sen khô (8g): tính mát, vị hơi đắng; công năng thanh nhiệt lợi thủy; có tác dụng giảm mỡ giảm béo.

- Lá tỳ bà (8g): tính hàn, vị ngọt; công năng nhuận phế, giải khát, hạ khí, hóa đàm.

- Thạch cao sống, đường trắng mỗi thứ vừa đủ.

Chế biến: thạch cao sống, lá tỳ bà, lá sen bọc trong túi vải, đậu xanh vo sạch sử dụng sau. Túi vải cho vào nồi thêm nước vừa đủ để sắc, lấy nước thuốc, loại bỏ túi thuốc. Thêm vào đậu xanh ninh nhừ, nêm đường trắng trộn đều thì hoàn tất.

Món ăn thanh nhiệt, nhuận phổi, hóa đàm, thích hợp dùng cho người bệnh mụn trứng cá, mũi da cam. Cũng thích hợp dùng khi thử nhiệt phiền khát, tiểu vàng và ngộ độc do thuốc. Món chè với tất cả vật liệu mang tính mát, nên không dùng cho người không có chứng thực nhiệt, người tỳ vị hư hàn.

 

                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi chuẩn bị đủ thuốc chloramine B phục vụ công tác phòng- chống dịch.
Trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.
Toàn cảnh Hội nghị Triển khai kế hoạch giảm thiểu tình trạng MCBGTKS.
Không có hình ảnh

Khẩn trương ngăn chặn bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Trên 57.000 trường hợp mắc, 111 trẻ tử vong (1 trẻ tại Hà Nội) là con số Bộ Y tế thông báo về bệnh tay - chân - miệng trên cả nước tính đến ngày 27/9. Ở tỉnh ta, bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đến hết ngày 28/9 đã có 1.396 ca mắc tại 148 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11 huyện, thành phố, nhiều nhất là huyện Kim Bôi, Mai Châu, TPHB, Lương Sơn… Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 3 tuổi trở xuống chiếm 83,4%, dưới 6 tuổi chiếm đến 94,7%; tỷ lệ mắc ở nam là 57,6%, nữ 42,4%.

Bài thuốc giải cảm từ tía tô

Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá tía tô để làm lá xông cho ra mồ hôi, chữa cảm mạo. Tía tô còn được dùng khi bị ngộ độc thức ăn, nôn mửa đau bụng do ăn cua cá. Quả tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho, khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng tía tô:

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là “kẻ giết người số một”.

Chăm sóc răng thế nào cho tốt?

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tháng 7/2011. Có hơn 90% dân số mắc các vấn đề về răng miệng. Vậy chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế nào mới đủ và đúng cách?

Thực phẩm tốt cho tim mạch

Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh thì những rủi ro đáng kể của bệnh tim mạch sẽ thấp hơn, bao gồm cả mạch vành và đột quỵ

Bước trưởng thành của đội ngũ cán bộ y tế tỉnh ta

(HBĐT) - 25 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ CKII, Phó Giám đốc Quách Thiên Tường vẫn nhớ những ngày đầu về công tác (năm 1986) khi đó còn gọi là Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoà Bình. Năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, Bệnh viện được đổi tên như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục