Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi chuẩn bị đủ thuốc chloramine B phục vụ công tác phòng- chống dịch.

Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi chuẩn bị đủ thuốc chloramine B phục vụ công tác phòng- chống dịch.

(HBĐT) - Đến thời điểm cuối tháng 9, Kim Bôi là huyện có số trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng nhiều nhất tỉnh với 351 ca, 23/28 xã, thị trấn có trẻ mắc.

 

Xuất hiện ca mắc bệnh đầu tiên vào ngày 25/7 ở cháu bé 13 tháng tuổi tại xã Vĩnh Tiến, bắt đầu vào năm học mới dịch rộ lên trên địa bàn. Sau 1 tháng, trên địa bàn huyện có 54 ca, 1 tháng tiếp sau tăng lên 300 ca. Cụ thể, ngày 25/9 có 299 ca, đến 27/9 có 316 ca, 29/9 có 351 ca. Địa bàn có nhiều trẻ mắc là xã Trung Bì 57 ca, Nam Thượng 53 ca… Công tác phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng được huyện tăng cường tập trung thực hiện. 

 

Bác sỹ Dương Thị Cậy, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện cho biết: Năm nay là năm đầu tiên dịch bệnh tay-chân-miệng xuất hiện trên địa bàn. Xác định là đơn vị chủ động, tích cực trong công tác phòng- chống dịch nói chung, dịch tay-chân-miệng nói riêng, ngay từ khi chưa có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đến cơ sở, các trường học, cộng đồng khu dân cư. Cấp 140 kg chloramine B cho cơ sở để chủ động khử khuẩn khi có dịch xảy ra. Khi dịch xuất hiện đã cấp bổ sung 62 kg, 200 viên chloramine B phục vụ cho phòng, chống dịch. Đồng thời phân công cán bộ xuống trực tiếp cơ sở, thường xuyên giám sát địa bàn, điều tra, giám sát ca bệnh, nắm bắt tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, hướng dẫn cách điều trị, chăm sóc trẻ bị bệnh, phòng tránh lây nhiễm.

 

Tìm hiểu được biết, đối tượng mắc bệnh chủ yếu trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo (dưới 5 tuổi), một số ít trường hợp mắc trong độ tuổi từ 6-10 tuổi. Qua xét nghiệm 6 mẫu bệnh phẩm, có 3 ca dương tính với virus EV71 gây bệnh tay-chân-miệng. Qua theo dõi, các ca bệnh chủ yếu ở cấp độ 1, không có trường hợp bệnh nặng, biểu hiện ở loét miệng hoặc tổn thương da. Với những trường hợp này có thể điều trị ngoại trú theo dõi tại tuyến y tế cơ sở. Thời điểm số trẻ bị mắc bệnh nhiều, một số trường mầm non đã thực hiện đóng cửa trường một thời gian và mở lại sau khi dịch bệnh ổn định, những trẻ bị bệnh vẫn cho nghỉ học điều trị tại nhà. Cô giáo Bùi Thị Thúy, hiệu phó trường mầm non xã Bình Sơn cho biết: Nhà trường nhận trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi, toàn trường có 207 cháu thuộc 12 khối lớp. Trên địa bàn có 20 cháu mắc bệnh tay-chân-miệng, độ tuổi từ 2-3 tuổi, trong đó có 16 cháu ở chi xóm Cuôi và 4 cháu ở trường chính. Tại chi Cuôi phải đóng cửa lớp 1 tuần, đến nay đã mở lớp học bình thường. Khi có dịch xảy ra, nhà trường đã được y tế cấp thuốc chloramine B, hướng dẫn cách khử khuẩn phòng học, đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Công tác vệ sinh khử khuẩn trong nhà trường được giáo viên thực hiện thường xuyên, khi phụ huynh đến đón trẻ đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ cách chăm sóc trẻ, phòng tránh lây nhiễm bệnh.

 

Theo bác sỹ Dương Thị Cậy, bệnh tay-chân-miệng do virus gây nên, chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, lây lan nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, trẻ bị bệnh không được cách ly kịp thời là một trong những nguyên nhân chính gây lây lan bệnh nhanh. Điều kiện khí hậu ẩm, nhiệt độ hạ thấp cũng là yếu tố để virus phát triển. Mặc dù Trung tâm đã chủ động, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, tránh bệnh, chăm sóc trẻ bị bệnh nhưng số lượng ca mắc vẫn tăng lên. Điều này do nhiều nguyên nhân, cơ bản là điều kiện vệ sinh gia đình không đảm bảo, việc cách ly trẻ bị bệnh ở cộng đồng khó thực hiện, nhiều gia đình vẫn để cho trẻ bị bệnh ở chung, chơi chung với trẻ không bị bệnh. Việc rửa tay bằng xà phòng cũng chưa tạo thành thói quen để phòng, tránh bệnh…

 

Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát, điều tra ca bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, tránh bệnh trong gia đình và các trường học; tăng cường thuốc men, hóa chất để cấp phát, bổ sung kịp thời cho các địa bàn có nhu cầu. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nâng cao nhận thức, tạo thói quen tốt trong sinh hoạt như rửa tay bằng xà phòng, đối với trẻ cần giữ vệ sinh, có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để phòng, tránh bệnh. Vì đa phần các trường hợp trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng có thể điều trị khỏi tại nhà nên cha mẹ cần hiểu biết, nắm vững kiến thức chăm sóc trẻ bởi nếu không chăm sóc tốt sẽ là nguyên nhân gây bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.  

 

 

 

                                                                                Hà Thu

 

Các tin khác

Trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.
Toàn cảnh Hội nghị Triển khai kế hoạch giảm thiểu tình trạng MCBGTKS.
Không có hình ảnh
Trung tâm YTDP tỉnh chuẩn bị đầy đủ chloramin B, sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống.

Bài thuốc giải cảm từ tía tô

Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá tía tô để làm lá xông cho ra mồ hôi, chữa cảm mạo. Tía tô còn được dùng khi bị ngộ độc thức ăn, nôn mửa đau bụng do ăn cua cá. Quả tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho, khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng tía tô:

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là “kẻ giết người số một”.

Chăm sóc răng thế nào cho tốt?

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tháng 7/2011. Có hơn 90% dân số mắc các vấn đề về răng miệng. Vậy chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế nào mới đủ và đúng cách?

Thực phẩm tốt cho tim mạch

Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh thì những rủi ro đáng kể của bệnh tim mạch sẽ thấp hơn, bao gồm cả mạch vành và đột quỵ

Bước trưởng thành của đội ngũ cán bộ y tế tỉnh ta

(HBĐT) - 25 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ CKII, Phó Giám đốc Quách Thiên Tường vẫn nhớ những ngày đầu về công tác (năm 1986) khi đó còn gọi là Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoà Bình. Năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, Bệnh viện được đổi tên như hiện nay.

Vô tư lạm dụng xét nghiệm

Xét nghiệm, chẩn đoán có vai trò quan trọng trong quy trình khám chữa bệnh nhưng do thiếu quy chuẩn nên nhiều bệnh viện đang lạm dụng vô tội vạ. Hơn nữa, giữa các cơ sở y tế không chấp nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau khiến người bệnh đã gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Nay khi Bộ Y tế rục rịch tăng giá 350 dịch vụ, người bệnh càng khó mà chịu nổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục