Có rất nhiều lý do dẫn tới ngộ độc thuốc ở trẻ em. Phần lớn, trẻ bị ngộ độc thuốc là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn. Khi ngộ độc, trẻ thường bị dị ứng, nặng hơn nữa là tổn thương gan, thận, sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại những di chứng lâu dài.
Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ em
Ở trẻ em, nguyên nhân bị ngộ độc nói chung và ngộ độc thuốc nói riêng có rất nhiều, nhưng chủ yếu ở đường tiêu hóa (ngoài ra còn do tiếp xúc, qua đường hô hấp, máu...), các tình huống ngộ độc chủ yếu xảy ra dưới các hình thức sau đây:
Ngộ độc không cố ý: Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống thuốc do cha mẹ để không cẩn thận, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi).
Ngộ độc do tự tử: Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi). Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.
Ngộ độc do thầy thuốc gây ra: Một số trường hợp bị ngộ độc có thể do chỉ định sử dụng thuốc, liều lượng, đường dùng, phối hợp thuốc... chưa hợp lý. Tuy vậy, cũng có những trường hợp ngộ độc xảy ra ngay cả khi dùng đúng liều, đúng chỉ định do cơ thể quá nhạy cảm đối với thuốc.
Lạm dụng thuốc và sự thiếu hiểu biết: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các tai nạn thuốc ở trẻ em là do sự thiếu hiểu biết của người lớn. Các bà mẹ theo thói quen tự đi mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của mình khi trẻ bị bệnh hoặc nghe theo lời mách bảo của những người xung quanh... đã dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc, không đúng liều hoặc đúng thuốc nhưng dùng quá liều mà không biết rằng thuốc có thể gây hại cho trẻ. Hơn nữa, tình trạng các bà mẹ tự ý bỏ hay tăng liều thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí có người còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống... dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc.
Ngoài ra, sự tương tác thuốc do dùng quá nhiều thuốc một lúc cũng gây ra ngộ độc thuốc, thậm chí làm thay đổi chức năng gan, gây độc thận... trong khi trẻ vẫn ăn, chơi bình thường, chỉ khi làm các xét nghiệm mới phát hiện ra. Trường hợp này người ta gọi là các tác hại khó thấy khi dùng đồng thời quá nhiều thuốc. Tốt nhất chỉ nên dùng ít thuốc nhất có thể được.
Phần lớn các trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc là do người lớn vô ý và thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. |
Biện pháp phòng ngừa
Ngộ độc thuốc là một nguy cơ lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Để phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
- Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín với bông chống ẩm, nút chặt và có nhãn mác ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng nhằm tránh hiện tượng thuốc biến chất và sử dụng nhầm thuốc.
- Thuốc phải được cất giữ xa tầm trẻ với để tránh việc trẻ tò mò tự ý lấy thuốc uống.
- Không nên cho trẻ uống thuốc không rõ loại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại thuốc Đông y bán dạo.
- Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc như khó thở, mẩn ngứa, hôn mê, co giật…
- Trong trường hợp phát hiện trẻ tự uống thuốc với liều lượng lớn phải lấy thuốc ra từ trong miệng trẻ. Trong trường hợp trẻ lớn (trên 5 tuổi) nên gây nôn cho trẻ nếu trẻ uống thuốc trong vòng 30 phút và trẻ trong tình trạng tỉnh hoàn toàn sau đó chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Đối với bác sĩ khi kê đơn thuốc nhất thiết phải xem xét về tuổi, cân nặng. Cố gắng dùng ít nhất thuốc có thể, dùng thuốc từ thấp đến cao. Không được quan niệm là phải dùng nhiều thuốc, thuốc mới, đắt tiền mới khỏi bệnh. Dùng ít thuốc mà khỏi bệnh mới là tốt. Khi phải dùng nhiều thuốc phải xem xét các thuốc này có tương tác với nhau hay không. Khi kê đơn thuốc phải ghi rõ ràng, rành mạch tên thuốc, liều dùng, đặc biệt phải hướng dẫn cặn kẽ cách sử dụng thuốc cho người trong gia đình biết cách sử dụng khi cho trẻ uống thuốc. Người bán thuốc không được kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Tóm lại, trẻ ngộ độc thuốc phần lớn là do sự thiếu kiến thức và vô ý của người lớn nên về phía người nhà, gia đình của trẻ cần truyền thông, giáo dục cho họ có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ và trong vấn đề sử dụng thuốc. Không được để thuốc trong tầm với của trẻ. Khi trẻ bị ốm, cần cho trẻ đi khám bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Theo Báo SKĐS
Ngày 28/9, tại UBND thành phố Hòa Bình đã diễn ra hội nghị công tác giai đoạn 2, đưa kinh doanh giết mổ lợn và trâu, bò vào lò giết mổ gia súc tập trung.
(HBĐT) - Trên 57.000 trường hợp mắc, 111 trẻ tử vong (1 trẻ tại Hà Nội) là con số Bộ Y tế thông báo về bệnh tay - chân - miệng trên cả nước tính đến ngày 27/9. Ở tỉnh ta, bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đến hết ngày 28/9 đã có 1.396 ca mắc tại 148 xã, phường, thị trấn ở tất cả 11 huyện, thành phố, nhiều nhất là huyện Kim Bôi, Mai Châu, TPHB, Lương Sơn… Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 3 tuổi trở xuống chiếm 83,4%, dưới 6 tuổi chiếm đến 94,7%; tỷ lệ mắc ở nam là 57,6%, nữ 42,4%.
Cây tía tô có nơi gọi là cây tử tô, toàn bộ cây tía tô (thân, cành, lá, hạt) đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá tía tô để làm lá xông cho ra mồ hôi, chữa cảm mạo. Tía tô còn được dùng khi bị ngộ độc thức ăn, nôn mửa đau bụng do ăn cua cá. Quả tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho, khử đờm, hen suyễn, tê thấp. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có dùng tía tô:
Tăng huyết áp (THA) đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Vào năm 2002, tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận trong báo cáo sức khỏe hàng năm và liệt kê THA là “kẻ giết người số một”.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tháng 7/2011. Có hơn 90% dân số mắc các vấn đề về răng miệng. Vậy chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế nào mới đủ và đúng cách?
Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh thì những rủi ro đáng kể của bệnh tim mạch sẽ thấp hơn, bao gồm cả mạch vành và đột quỵ