Loại thuốc giúp kéo dài sự sống của con người tới 150 tuổi sẽ xuất hiện trong 5 - 10 năm nữa, theo tuyên bố của giáo sư Peter Smith, Trưởng khoa Dược, ĐH New South Wales, Australia.
Theo giáo sư Smith, tiến trình lão hóa của con người do một nhóm gene quy định. Trên thực tế, cơ thể chúng ta có khả năng tự “tu sửa”, khôi phục rất phi phàm. Trong rượu vang đỏ có hợp chất thực vật resveratrol có khả năng kích thích protein sirtuins. Đây là loại protein giúp kéo dài khả năng tồn tại của nấm, men, sâu, ruồi giấm và loại chuột châu Phi. Do vậy, loại thuốc “trường thọ” này cũng làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể, giúp con người kéo dài tuổi thọ tới 150 tuổi, thậm chí lâu hơn.
“Cùng với tiến bộ khoa học, phương thức sống và các dịch vụ y tế công cộng đảm bảo, chuyện một bé gái sinh ra tại Australia sống tới 100 tuổi sẽ không còn quá hiếm hoi. Những bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật trị liệu tế bào và chế tạo các loại thuốc giúp con người nâng cao khả năng tự tu sửa, phục hồi cơ thể sẽ cho thấy, viễn cảnh con người sống tới 150 tuổi không còn xa xôi”, giáo sư Smith khẳng định.
Nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc tổng hợp cho bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2 và kết quả ban đầu khả quan. Tính năng và công dụng của loại thuốc này mạnh gấp 1.000 lần so với Resveratrol. Mục tiêu của thử nghiệm này là tìm ra loại thuốc hữu hiệu giúp chữa trị tận gốc các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, sau đó là tìm ra phương thuốc hiệu quả làm chậm quá trình lão hóa ở người.
“Con số 150 tuổi nghe thật hoang đường, nhưng mục đích chế tạo thuốc trường thọ không chỉ là để kéo dài sự tồn tại của sinh mệnh mà giúp con người vừa sống lâu vừa sống khỏe và cống hiến nhiều điều có ích cho xã hội. Những người về hưu ở tuổi 65 phần lớn đều không muốn quanh quẩn trong nhà suốt nhiều năm”, giáo sư Smith nhấn mạnh.
Susan Greenfield, chuyên gia thần kinh học ĐH Oxford, thậm chí còn dự đoán: “Nếu tuổi thọ đủ dài, những người về hưu ở tuổi 65 có thể tiếp tục gây dựng sự nghiệp riêng của mình bằng sự dày dặn kinh nghiệm và vốn tri thức quý giá. Nhưng để làm được điều đó, trước hết, nhân loại cần chữa trị thành công chứng bệnh đãng trí thường gặp ở người già, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Nếu không, tuổi thọ cao sẽ trở thành gánh nặng với đà phát triển của kinh tế và tiến bộ xã hội”.
Trước vấn đề này, một số chuyên gia trong giới y học tỏ ra hoài nghi về khả năng chế tạo thành công loại “thần dược” này. Giới khoa học Anh đã chia sẻ trên tạp chí “Khoa học” vào hồi tháng trước rằng, việc kích hoạt protein sirtuins để duy trì sự sống của nấm, men, sâu, ruồi giấm là một tuyên bố còn gây nhiều tranh cãi. Theo các nhà khoa học này, sirtuins không hề có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Theo Huanqiu, QQ
(HBĐT) - Những năm gần đây, xã Đồng Bảng (Mai Châu) có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Xã duy trì giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng bình quân từ 2 - 3%/năm. Năm 2010, trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của xã chiếm tỷ lệ 13,6%, đến năm 2011 giảm còn 9,8%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi từ 27,8% giảm còn 20,8%.
Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều người có cảm giác bàn chân, bàn tay luôn lạnh cóng, buốt giá, tay chân đỏ tấy hoặc trắng bệch, đau nhức… mặc dù đã mặc ấm, đi tất. Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Đông y cho rằng chân tay lạnh là do thận dương suy yếu, do tỳ hư.
Hiện nay việc dùng thuốc kháng sinh rất phổ biến. Chính vì vậy rất dễ xảy ra việc lạm dụng kháng sinh. Xin hỏi, có những tai biến nào do sử dụng kháng sinh?
Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa ở miền Bắc Việt Nam là 85 - 98%. Điều mà ít người biết đến chính là đặc tính thích “đi du lịch” của giun đũa. Có thể nói đặc tính “đi du lịch” đã trở thành vấn đề sống còn của loài giun này. Không những chúng “đi du lịch” trong cơ thể người mà bắt buộc phải “đi du lịch” ra môi trường bên ngoài cơ thể thì mới duy trì được nòi giống.
Bệnh viêm kết mạc (VKM, còn gọi là bệnh đau mắt đỏ) thường gây ra cảm giác khó chịu ở mắt và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Huyết áp (HA) thấp được biểu hiện bằng trị số HA tâm thu dưới 90mmHg và HA tâm trương dưới 60mmHg. HA thấp theo Đông y thuộc thể hư của chứng huyễn vựng.